Bài toán ô nhiễm nhựa đại dương cần tới sự chung tay của toàn xã hội
Ô nhiễm tiếng ồn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch?
Ô nhiễm không khí: Làm sao để bảo vệ sức khỏe?
Dùng hộp nhựa trong lò vi sóng hâm nóng thức ăn: Dễ bị ung thư, vô sinh
Hạn chế sử dụng đồ nhựa trong nhà theo cách đơn giản nhất
Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam rất đáng báo động
Theo TS. Trịnh Thái Hà, Giám đốc Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đang là một vấn đề rất nóng hổi, nhận được sự quan tâm từ cả cộng đồng quốc tế cũng như người dân Việt Nam.
Theo một số báo cáo, nghiên cứu cho thấy: Hàng năm, Việt Nam thải ra 3,6 - 3,7 triệu tấn rác thải nhựa trong tiêu dùng. Phần lớn lượng rác thải nhựa này không được quản lý, dẫn tới tình trạng rò rỉ ra môi trường tự nhiên, trong đó có các môi trường nước như sông ngòi, ao hồ và đại dương.
Ô nhiễm nhựa đại dương đang dần ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các đánh giá cho thấy vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đang ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, cũng như đa dạng sinh học trong môi trường biển (cả ở ven bờ và ngoài khơi).
Cũng có một số nghiên cứu đã tìm thấy sự hiện diện của vi nhựa (là yếu tố phát sinh từ vấn đề rác thải nhựa đại dương) trong một số các loại sinh vật biển, thậm chí phát hiện thấy hạt vi nhựa trong cơ thể con người. Đây là một vấn đề rất cấp thiết vì chúng không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sống, mà còn có thể gây ra hệ lụy tới sức khỏe của chúng ta.
Chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa?
Theo TS. Trịnh Thái Hà, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam. Thứ nhất là hiện nay nhu cầu tiêu thụ, tiêu dùng các sản phẩm bằng nhựa vẫn đang ngày càng tăng cao, đặc biệt với thực trạng dân số đang ngày càng tăng như hiện nay. Thứ hai là nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là trong thời gian dịch COVID-19 vừa qua cũng khiến rác thải nhựa phát sinh nhiều và nhanh chóng hơn.
“Chúng tôi có dự báo nếu chúng ta không có những hướng quản lý tốt, không có sự thay đổi một cách quyết liệt thì lượng rác thải nhựa phát sinh hàng năm tới năm 2030 sẽ có thể tăng lên gấp đôi hoặc nhiều hơn. Hiện nay, khối lượng rác thải nhựa thải ra và được thu gom, tái chế chỉ chiếm khoảng 11% tổng khối lượng phát sinh. Con số này vẫn còn rất hạn chế”, TS. Trịnh Thái Hà chia sẻ.
Để giảm thiểu rác thải nhựa trong tương lai, TS. Trịnh Thái Hà cho biết cần tập trung vào 2 vấn đề:
- Thứ nhất: Cần có tác động để thay đổi hành vi của người tiêu dùng, của các đơn vị sản xuất hay các cơ quan, các trung tâm mua sắm, siêu thị… từ đó giảm thiểu được mức tiêu dùng các sản phẩm nhựa không thiết yếu, không thân thiện với môi trường.
- Thứ hai: Cần tăng cường thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa, hơn nữa là quản lý và xử lý thải bỏ rác thải nhựa để làm sao không thất thoát, rò rỉ ra môi trường. Nếu có thể, chúng ta có thể đưa ra các đề xuất thay đổi, chuyển đổi khoa học công nghệ để có được các sản phẩm thay thế nhựa tốt hơn, thân thiện hơn với môi trường.
Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang triển khai các đề án tăng cường kiểm soát rác thải nhựa tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu quốc gia về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Cụ thể, chúng ta có các mục tiêu như giảm thiểu 75% rác thải nhựa đại dương vào năm 2030; Mục tiêu tới năm 2030 không còn sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần…
Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 có nêu rõ trách nhiệm của các bộ và các địa phương về việc lồng ghép kinh tế tuần hoàn trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển, quản lý chất thải và tái chế chất thải.
Luật Bảo vệ Môi trường đưa ra khái niệm kinh tế tuần hoàn thông qua việc thúc đẩy chính sách mở rộng trách nhiệm của người sản xuất, nêu bật trách nhiệm của các nhà sản xuất và nhập khẩu trong việc trái chế sản phẩm và bao bì. Cụ thể, Điều 54 quy định các nhà sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm và/hoặc bao bì có giá trị tái chế có trách nhiệm thu gom chúng để tái chế sau sử dụng, với tỷ lệ tái chế phù hợp.
Bình luận của bạn