Hạ đường huyết: Những điều người đái tháo đường cần biết

Người bị đái tháo đường type 2 cũng có thể bị hạ đường huyết.

Cách nào giúp kiểm soát sự gia tăng của bệnh đái tháo đường type 2?

Các chỉ số đường huyết người đái tháo đường buộc phải biết

Người béo phì mắc đái tháo đường type 2 dễ bị ung thư gan

Đi bộ sau ăn giúp bệnh nhân đái tháo đường ổn định đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dL. Dưới mức này, lượng glucose trong máu không đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Nếu không được xừ lý kịp thời, các triệu chứng hạ đường huyết có thể gây tổn hại tới các cơ quan trong cơ thể, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân và các yếu tố gây hạ đường huyết

Người già và những người sử dụng sulfonylurea và insulin để điều trị đái tháo đường type 2 là những người dễ bị hạ đường huyết. Việc kết hợp một số loại thuốc viên, thuốc tiêm nhất định cũng có thể làm tăng cao nguy cơ này, chính vì vậy bạn nên hạn chế uống quá nhiều loại thuốc hoặc thời gian uống thuốc quá gần nhau.

Việc kết hợp một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết.

Ngoài ra, uống quá nhiều rượu, tập thể dục mà không bổ sung đủ năng lượng, bỏ bữa, ăn quá ít và các vấn đề về thận, tuyến giáp,… cũng có thể gây hạ đường huyết.

Dấu hiệu hạ đường huyết

Các triệu chứng nhẹ (đường huyết dưới 70 mg/dL):

- Ra mồ hôi.

- Run rẩy, cảm thấy lo lắng.

- Ngứa ran trong miệng hoặc môi, lưỡi bị tê, cảm giác có vị kim loại trong miệng.

- Tê hoặc ngứa ran đầu ngón tay.

Đói lả đi có thể là một dấu hiệu hạ đường huyết.

- Đói.

- Tim đập nhanh.

Các triệu chứng vừa phải (đường huyết dưới 55 mg/dL):

Nếu hạ đường huyết xảy ra trong khi ngủ, bạn có thể gặp những cơn ác mộng, đổ mồ hôi đêm, dễ cáu kỉnh, lẫn lộn và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.

- Yếu đuối.

- Buồn ngủ.

- Nhầm lẫn hoặc không có khả năng chú ý.

- Gặp khó khăn khi nói.

- Thay đổi tâm trạng như hung hăng, lo lắng, khó chịu hoặc dễ khóc.

- Chóng mặt, nhức đầu, mờ mắt.

- Vụng về.

- Đi lại khó khăn.

- Xanh xao.

Các triệu chứng nặng (đường huyết dưới 40 mg/dL):

- Nhiệt độ cơ thể giảm.

- Co giật.

- Mất ý thức hoặc hôn mê.

Biện pháp điều trị

Nếu bị hạ đường huyết, bạn có thể thực hiện theo quy tắc 15 để điều trị tình trạng này:

- Ăn 15gr carbohydrate, loại có thể nhanh chóng được cơ thể tiêu hóa, hấp thụ.

- Chờ 15 phút và đo lại đường huyết. Lặp lại cho đến khi đường huyết nằm trong giới hạn bình thường.

Nên ăn một bữa ăn nhẹ có khoảng 15-30 gr carbohydrate nếu bạn không ăn bữa chính nào trong vòng 1 giờ tới.

Nếu bị mất ý thức, hôn mê do hạ đường huyết, bạn cần được tiêm glucagon hoặc điều trị y tế khẩn cấp. Hãy hướng dẫn bạn bè và gia đình không cung cấp chất lỏng, thực phẩm hoặc insulin nếu bạn bị mất ý thức. Hướng dẫn họ các dấu hiệu hạ đường huyết và làm thế nào để tiêm glucagon nếu bạn bị hạ đường huyết nặng.

Biện pháp phòng ngừa

Theo dõi đường huyết thường xuyên, đặc biệt là trước khi lái xe, trước và sau khi tập thể dục, trước và sau khi quan hệ tình dục. Nếu lượng đường huyết dưới 100 mg/dL, hãy ăn một bữa ăn nhẹ trước khi vận động.

Tuân thủ kế hoạch điều trị và chế độ ăn hợp lý. Không bỏ các bữa ăn trong ngày.

Luôn giữ các thực phẩm carbohydrate dễ tiêu hóa trong người.

Tham khảo bác sỹ nếu muốn uống rượu hay các đồ uống có cồn. Chỉ nên uống đồ uống có cồn trong bữa ăn.

Hướng dẫn bạn bè và gia đình về các triệu chứng và cách xử lý khi bị hạ đường huyết.

Vi Bùi H+ (Theo Verywell)

Gợi ý TPCN Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết