- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Có rất nhiều lý do khiến đường huyết tăng cao ở người bệnh đái tháo đường
Những lưu ý giúp ổn định đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Đường huyết như thế nào được coi là khỏe mạnh?
Đường huyết tăng cao dù đã uống thuốc và sinh hoạt lành mạnh?
Giảm cân giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, kể cả khi tăng cân trở lại
1. Dùng chất tạo ngọt nhân tạo
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature năm 2014, sử dụng những thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo, chẳng hạn như soda ăn kiêng, viên đường ăn kiêng được thêm vào cà phê, trà có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2, tăng mức đường huyết ở bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường.
2. Ăn thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm chứa carbohydrate (tinh bột) không phải là thứ duy nhất mà người bệnh đái tháo đường cần hạn chế. Bệnh nhân cũng cần tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo vì chúng có thể làm cho khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể gặp nhiều khó khăn.
3. Bỏ ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, kể cả những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Diabetes Care cho thấy, vào những ngày mà các tình nguyện viên không ăn sáng, lượng đường trong máu trung bình trong ngày luôn cao hơn những ngày mà các tình nguyện viên ăn đầy đủ cả bữa sáng.
Bỏ ăn sáng có thể làm tăng lượng đường trong máu cho người bệnh
4. Ăn quá nhiều vào bữa tối
Theo nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí PNAS, mức đường huyết còn bị ảnh hưởng bởi nhịp sinh học (hay đồng hồ sinh học của cơ thể). Trong vòng 8 ngày, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 14 người khỏe mạnh sau khi họ ăn một bữa vào lúc 8 giờ sáng và một bữa vào 8 giờ tối. Kết quả cho thấy, lượng đường trong máu sau bữa ăn 8 giờ tối cao hơn 17% so với lượng đường huyết đo được sau bữa ăn 8 giờ sáng. Loại và lượng thực phẩm giữa 2 bữa mà người tham gia ăn là như nhau.
Kết quả từ một nghiên cứu khác, được công bố vào năm 2014 trên Tạp chí Diabetologia cũng tương tự. Những người tham gia ăn bữa sáng lớn (khoảng 700 calorie) và ăn bữa tối nhỏ (khoảng 200 calorie) đã kiểm soát tốt lượng đường trong máu của họ hơn những người ăn bữa sáng nhỏ (200 calorie) và ăn bữa tối lớn (700 calorie). Cả hai nhóm đều tiêu thụ 600 calorie vào giờ ăn trưa.
Tóm lại, người bệnh nên tránh ăn quá nhiều vào bữa tối, đặc biệt là thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng, ảnh hưởng của nhịp sinh học tới lượng đường trong máu có thể giúp giải thích tại sao những công nhân làm ca tối có tỷ lệ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong những nghiên cứu trước đây.
5. Kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt có thể tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu của những phụ nữ bị đái tháo đường. Biến động mức độ hormone trước và trong ngày "đèn đỏ" có thể gây kháng insulin tạm thời, khiến mức đường huyết trở nên khó kiểm soát hơn lúc bình thường.
6. Không tập thể dục
Không chỉ giúp duy trì cân nặng, giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy insulin, giúp các tế bào chuyển hóa đường huyết thành năng lượng sử dụng.
7. Căng thẳng
Khi căng thẳng, nồng độ hormone cortisol tăng cao có thể làm giảm tác dụng của insulin trong việc duy trì ổn định đường huyết. Bệnh nhân có thể làm dịu cảm giác này bằng cách hít thở sâu, dành ra 5 phút đi bộ hoặc nghe một bản nhạc nhẹ nhàng. Yoga và thiền định cũng giúp phòng ngừa căng thẳng cho người bệnh đái tháo đường type 2.
8. Nhiễm trùng
Cơ thể sẽ giải phóng hormone để chống lại những vi khuẩn, virus xâm hại cơ thể. Thật không may, chức năng miễn dịch của cơ thể có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường type 2.
9. Thuốc
Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Ví dụ như thuốc chống viêm Corticosteroid, thuốc chữa bệnh suyễn, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc điều trị mụn trứng cá.
10. Có vấn đề về giấc ngủ
Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát chỉ ra mối liên kết giữa các vấn đề giấc ngủ và sức khỏe, đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Chẳng hạn, nghiên cứu gần đây nhất phát hiện ra rằng, chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm trong 6 đêm đã tăng đáng kể nguy cơ rối loạn dung nạp đường máu. Mối liên hệ này có lẽ liên quan đến sự gia tăng hormone cortisol và sự suy yếu của hệ thần kinh do thiếu ngủ.
11. Có vấn đề về răng miệng
Bệnh nướu răng từ lâu đã được công nhận là một biến chứng của bệnh đái tháo đường type 2. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, vi trùng từ nướu bị nhiễm bệnh có thể đi vào máu. Chúng sẽ gây hại tới cơ thể theo nhiều cách khác nhau mà một trong số đó có thể là tăng đường huyết.
Với bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là những người mắc bệnh lâu năm, bên cạnh việc lưu ý những vấn đề trên, nên tham khảo sử dụng thêm thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn