Xét nghiệm máu bệnh nhân cho thấy nồng độ methanol 142mg/dL, trong khi trên 40mg/dL là ngộ độc rất nặng - ảnh minh họa
Hà Nội: Thắt chặt công tác thanh tra, kiểm tra sau vụ ngộ độc rượu
Uống 1,5 lít rượu tại Hà Nội, 7 sinh viên nhập viện vì ngộ độc methanol
Làm sao phân biệt ngộ độc rượu và say rượu?
Liên tiếp nhiều ca hôn mê, tử vong vì ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp
Theo báo cáo nhanh của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, sáng 12/3, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Phòng không không quân vì nôn ra máu, mệt mỏi, vật vã kích thích… Trưa cùng ngày bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu. Bệnh nhân được hồi sức lọc máu cấp cứu, dùng thuốc giải độc nhưng vẫn hôn mê, phải thở máy. Kết quả chụp cắt lớp 2 bên não chảy máu nhiều. Xét nghiệm máu bệnh nhân cho thấy nồng độ methanol 142mg/dL, trong khi trên 20mg/dL đã có thể gây ngộ độc, trên 40mg/dL là ngộ độc rất nặng.
Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu. Chiều 13/3, gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà lo hậu sự.
Như vậy, từ ngày 26/2 đến 14/3, Hà Nội ghi nhận 25 bệnh nhân ngộ độc rượu methanol, 19 người đã xuất viện, 3 người tử vong.
Methanol vào trong cơ thể chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm, 1 - 2 ngày sau khi uống các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Uống rượu liên tục với liều dù không cao, song methanol tích lũy dần gây tổn thương cho người bệnh. Đa số bệnh nhân ngộ độc methanol nhập viện muộn, đã có biểu hiện mờ mắt (thậm chí mù), hôn mê, rối loạn chuyển hóa nặng, tổn thương não, hoại tử não.
Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sỹ từng tiếp nhận trường hợp ngộ độc rượu với nồng độ methanol lên đến 687 mg/l, bệnh nhân không thể qua khỏi. Những bệnh nhân khác thoát chết cũng để lại di chứng não, mắt.
Bình luận của bạn