Hà Nội tiếp nhận vaccine COVID-19, bắt đầu tiêm từ ngày 9/3

Hà Nội sẽ tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 từ ngày mai - Ảnh minh họa

Việt Nam chính thức tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca

Vaccine COVID-19 có đến đâu sẽ tiêm đến đó, thực hiện theo Nghị quyết 21

Vaccine COVID-19 AstraZeneca như thế nào, những ai nên tiêm?

Thủ tướng: Tập trung phòng, chống dịch, tiêm vaccine COVID-19 cho người dân từ tuần này

Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt thêm 2 vaccine COVID-19 của Mỹ và Nga

Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội cho biết 8.000 liều vaccine phòng COVID-19 do Astra Zeneca phát hành. Sở đã lên kế hoạch triển khai tiêm phòng cho các nhóm đối tượng được ưu tiên trên địa bàn thành phố căn cứ theo nghị quyết 21/NQ-CP ban hành ngày 26/2/2021.

Mục tiêu của đợt tiêm chủng này là nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19 trong cộng đồng thông qua việc sử dụng vaccine. Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và tiêm chủng an toàn, đáp ứng nhanh cho tông tác phòng chống dịch. Sẽ có trên 95% là nhóm đối tượng ưu tiên đợt một (dự kiến khoảng 7.237 liều) nguy cơ cao mắc COVID-19 trên địa bàn Hà Nội được tiên trước.

Các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm phòng COVID-19 trước gồm:
Nhóm 1: Gồm những người làm việc trong Sở Y tế, các cán bộ y tế. Là người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc bệnh phẩm của người nghi nhiễm, nhiễm COVID-19 (dự kiến tổng cộng 3.927 người).

Nhóm 2: Người tham gia phòng chống dịch gồm Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc tại các khu cách ly tập trung (dự kiến 3.308 người).

Dự phòng 10% hao phí vaccine theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Thời gian thực hiện tiêm phòng COVID-19 tại Hà Nội sẽ là từ ngày 9/3 đến 18/3/2021. Phạm vi thực hiện sẽ gồm 30 quận huyện trong địa bàn thành phố. Việc tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ. Việc tiêm phòng phải đảm bảo quy định về phòng chống COVID-19 tại điểm tiêm.

Các địa điểm được lựa chọn tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 gồm:

- Bệnh viện và Trung tâm chuyên khoa: Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Xanh pôn, Bệnh viện Hà Đông, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Sơn Tây, Bệnh viện Phổi Hà Nội.

- Trung tâm Y tế các quận huyện: Mỗi quận huyện. thị xã chọn ít nhất 2 điểm tiêm chủng tại Trung tâm Y tế, Phòng khám đa khoa hay trạm Y tế, Bệnh viện.

Các cơ sở tiêm chủng thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện theo dõi giám sát thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo Nghị định 104/2016/ND-CP. Kèm với đó là phải có báo cáo nhanh hàng ngày về Trung tâm kiểm soát bệnh tật để tổng hợp tình hình.

Sở Y tế cũng đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần phải báo cáo về Sở để được giải quyết.

Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin