Hà Nội: Không để học sinh học trực tuyến kéo dài

Trong ngày 2/4 có gần 107.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh

Lo lắng về hậu COVID-19: Có cần thiết?

Sự kết hợp cây Nữ lang và công nghệ sinh học 5-tryptomin cho giấc ngủ ngon

Tỉnh táo khi sử dụng sản phẩm bổ phổi hậu COVID-19

Trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19 Moderna

Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 ngày 2/4 của Bộ Y tế ghi nhận thêm 65.619 ca mắc mới COVID-19 tại 61 tỉnh, thành, giảm gần 7.000 ca so với hôm qua. Hôm nay cũng là ngày thứ 4 liên tiếp Hà Nội ghi nhận dưới 10.000 người mắc.

Theo Tuổi Trẻ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành kế hoạch nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Kế hoạch nêu rõ, các địa phương cần căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ để có giải pháp kịp thời. 

Trước băn khoăn về việc người dân đã tiêm vaccine phòng COVID-19 nhưng hiện vẫn chưa có thông tin trên hệ thống, ông Nguyễn Bá Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho hay, người dân cần gửi phản ánh lên hệ thống tiêm chủng quốc gia để được cập nhật dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm chủng để được cập nhật. Nếu không có dữ liệu trên hệ thống, sẽ không được cấp hộ chiếu vaccine.

Theo VTV.vn, tính đến ngày 31/3, sau 20 ngày thí điểm chuyển đổi số trong quản lý F0 tại nhà trên địa bàn TP.HCM, đã có gần 85.000 lượt F0 khai báo. Tỷ lệ khai báo đầy đủ thông tin đã cải thiện rõ rệt nếu so với những ngày đầu tiên triển khai.

Điều đáng ghi nhận là có 1.233 người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuổi và có bệnh nền) và 12.753 người khai báo có triệu chứng nghi nặng (khai báo có cảm giác mệt/khó thở/đau tức ngực) đã được trạm y tế chủ động tiếp cận, chăm sóc và điều trị kịp thời sau khi được cảnh báo nhắc qua tin nhắn gửi đến các trạm y tế. Đây là tiện ích được Sở Y tế bổ sung sau 1 tuần triển khai thử nghiệm, giúp các trạm y tế không bỏ sót các trường hợp F0 có dấu hiệu nặng hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao.

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM vừa cứu sống bé gái 14 tuổi sau suốt hơn 3,5 tháng 'chiến đấu' với COVID-19. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp rất nặng phải thở máy thông số cao ngay. Trải qua 80 ngày chạy ECMO, có những lúc tình trạng bệnh nhi tưởng chừng như không thể qua khỏi. Nhưng bằng sự cố gắng hết mình, chăm sóc tận tình, theo dõi sát từng giây phút bên giường bệnh của các y bác sỹ – điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực, đặc biệt là ekip chạy ECMO, bệnh tình của em tiến triển tốt hơn, dần hồi phục.

Mới đây, Khoa Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận một bệnh nhân nam từng sử dụng thuốc bổ thận, thuốc Đông y để trị bệnh viêm gan. Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng da ngứa, nổi sần, sạm và vàng da, được chẩn đoán nhiễm độc do thuốc Đông y kéo dài gây ra. ThS.BS Doãn Uyên Vy - phụ trách Phòng khám Chống độc của bệnh viện cho hay, đã có những bằng chứng của y văn thế giới ghi nhận thuốc Đông y không rõ nguồn gốc có chứa các kim loại nặng và gây bệnh nhiễm độc nếu sử dụng thuốc kéo dài. Một số vị thuốc có nguồn gốc từ những cục đá, khoáng chất chứa thạch tín và thủy ngân.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn