Lo lắng về hậu COVID-19: Có cần thiết?

Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 đang là vấn đề được nhiều người quan tâm

Sự kết hợp cây Nữ lang và công nghệ sinh học 5-tryptomin cho giấc ngủ ngon

Tỉnh táo khi sử dụng sản phẩm bổ phổi hậu COVID-19

Tim đập nhanh, giật mình khi ngủ có nguy hiểm không?

Giải đáp rắc rối “thầm kín” hậu COVID-19 của nam giới

Chưa có nghiên cứu về hậu COVID-19 ở biến thể Omicron

Hội thảo được dẫn dắt, điều phối bởi TS.BS Lê Thị Thanh Thủy, hiện đang công tác tại Khoa Nội Gan Mật, Bệnh viện Trường Đại học Thành phố Osaka, Nhật Bản.

Với kinh nghiệm nghiên cứu y khoa, BS Thủy đã đưa ra cái nhìn tổng quan về diễn biến của dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Thời kỳ từ tháng 12/2019 đến 12/2020, toàn cầu chưa có vaccine phòng COVID-19. Từ bài báo đầu tiên được công bố vào tháng 7/2020, đến cuối năm 2021 và đầu năm 2022, có hơn 900 bài báo, nghiên cứu viết về hậu COVID-19.

Hội thảo online Hậu COVID: Hiểu đúng để không lo lắng có sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả uy tín

Hội thảo online "Hậu COVID: Hiểu đúng để không lo lắng" có sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả uy tín

Tuy nhiên, đa phần nghiên cứu hậu COVID-19 đều thực hiện trên biến thể Alpha và các thể có độc tính cao (bệnh nhân nhiễm vào năm 2020) và các đối tượng chưa tiêm vaccine. Về biến thể Omicron đang hoành hành trên thế giới cũng như tại Việt Nam, thực tế là chưa có công bố nào về triệu chứng hậu COVID-19 ở thể này.

Lý giải điều này, BS Thủy cho hay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra 3 tiêu chuẩn để chẩn đoán tình trạng hậu COVID-19: Thứ nhất là 3 tháng kể từ khi khởi phát COVID-19; Thứ hai là có triệu chứng cả về thể chất và tinh thần kéo dài trên 2 tháng; Thứ ba các triệu chứng này không thể giải thích bởi một chẩn đoán nào khác.

Biến thể Omicron mới chỉ được ghi nhận từ tháng 12/2021. Với định nghĩa của WHO, biến thể Omicron chưa đủ thời gian để công bố nghiên cứu về hậu COVID-19, hiện được gọi chung là COVID chưa hồi phục.

BS Thủy nhấn mạnh, người dân không nên quá lo lắng về hậu COVID-19 ở biến thể Omicron. Có thể thấy rằng biến thể Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ hơn nhiều so với các biến thể trước đó.

BS Đỗ Tuấn Anh - Trung tâm Nhi Khoa, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều kinh nghiệm tư vấn cho F0 điều trị tại nhà

BS Đỗ Tuấn Anh - Trung tâm Nhi Khoa, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều kinh nghiệm tư vấn cho F0 điều trị tại nhà

Cũng tại hội thảo, BS Đỗ Tuấn Anh - Trung tâm Nhi Khoa, Bệnh viện Bạch Mai nhận định, từ tháng 2/2022 đến nay, số trẻ em mắc COVID-19 tại Hà Nội tăng đột biến, đa phần là nhiễm biến thể Omicron.

Với kinh nghiệm phòng, chống dịch tại TP.HCM cũng như tham gia tư vấn và điều trị online tại Hà Nội, BS Đỗ Tuấn Anh cho biết, 2/3 số trẻ nhiễm Omicron có biểu hiện ở đường hô hấp trên với biến chứng hay gặp là viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản cấp.

BS Đỗ Tuấn Anh khẳng định, mục tiêu của việc điều trị cho bệnh nhi COVID-19 là phải đảm bảo an toàn và đúng. Nhiều phụ huynh nghe theo các thông tin trên mạng, chia sẻ từ người quen mà kết hợp quá nhiều loại thuốc và vitamin cho con, hậu quả là trẻ bị rối loạn tiêu hóa. BS Đỗ Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, trẻ em cũng như người lớn, sau khi bị mắc COVID-19 cũng cần thời gian để phục hồi.

Đồng tình với quan điểm này, BS Thủy cho hay, nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ mẫu giáo mất nhiều thời gian để phục hồi hậu COVID-19 (3-6 tháng) hơn so với học sinh tiểu học hoặc trung học (1-3 tháng).

Người Việt đang thể hiện sự lo lắng quá mức với hậu COVID-19

Đây là nhận định của PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải - Trưởng Khoa Hồi sức - Cấp cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kiêm Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 trong buổi hội thảo. Bác sỹ cho hay, nhiều người đang trong giai đoạn điều trị COVID-19 tại nhà đã tìm tòi trên mạng, mong nhanh âm tính để được khám hậu COVID-19.

PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải chia sẻ về kinh nghiệm điều trị COVID-19 ở người trưởng thành

PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải chia sẻ về kinh nghiệm điều trị COVID-19 ở người trưởng thành

Theo BS Hải, yếu tố tâm lý có ảnh hưởng lớn tới người từng mắc COVID-19. Đại dịch gây ra căng thẳng nghiêm trọng với chúng ta, do phong tỏa liên tục, công việc thay đổi, thu nhập giảm sút. COVID-19 là giọt nước tràn ly, và hậu COVID cũng là cơ hội để chúng ta được cơ hội ra ngoài đường và đến gặp bác sỹ.

BS Hải kết luận: “Cái gọi là ‘hậu COVID-19 thời Omicron’ kết hợp bao phủ vaccine không thể đánh đồng như thời biến thể Delta, Alpha ‘lộng hành’ và chưa có vaccine.” Bác sỹ khuyến cáo, người gặp các triệu chứng COVID-19 cấp tính càng nghiêm trọng thì hậu COVID-19 càng nặng và kéo dài. Vì thế, người bệnh cần gặp bác sỹ để có chỉ định phù hợp, không nên quá lo lắng, hoang mang. Bên cạnh đó, cần lưu ý về dinh dưỡng và lối sống để sớm bình phục lại sức khỏe, yên tâm trở lại cuộc sống như bình thường.

MedTalks được tổ chức đều đặn vào cách tuần vào tối Thứ năm, với nhiều chủ để hữu ích cho nhi khoa, nhãn khoa, ung thư. Ngày 14/4, chương trình sẽ có câu chuyện về Tiêm chủng trong bối cảnh COVID-19 và hậu COVID-19 với sự đồng hành của các diễn giả chất lượng đến từ trong và ngoài nước. Theo dõi tại đây

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp