Định nghĩa Health Claims (công bố lợi ích sức khỏe) được người Mỹ sử dụng đầu tiên và công bố với thế giới. Nội dung này cũng phù hợp với quy định quản lý TPCN của thế giới khi mà nhiều quốc gia nói đến quản lý TPCN là nói đến “các thực phẩm có công bố trên nhãn các lợi ích đối với sức khỏe”. Việc quản lý chủ yếu là ban hành các quy chế/quy định về “công bố các lợi ích về sức khỏe của sản phẩm”. Các công bố về “dinh dưỡng” và “lợi ích đối với sức khỏe” thường được các nhà sản xuất/giới công nghiệp sử dụng để truyền thông đến người tiêu dùng các lợi ích của TPCN.
Hiện nay, quy định về ghi nhãn và công bố lợi ích sức khỏe ở mỗi quốc gia là khác nhau. Sự khác biệt này đôi khi gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, thậm chí có khi còn là rào cản thương mại. Chính vì vậy, các nhà quản lý, cũng như kinh doanh TPCN ở nhiều quốc gia đang kêu gọi cần có hoạt động hài hòa quy chế giữa các quốc gia với nhau về công bố lợi ích sức khỏe, nhưng cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế (CODEX).
Tại Mỹ
Công bố lợi ích sức khỏe trên nhãn sản phẩm được sử dụng nhằm thông tin các lợi ích về sức khỏe cho người tiêu dùng. Tại Mỹ, dù chưa có định nghĩa chính thức về TPCN nhưng quốc gia này lại cho phép công bố về dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe dựa trên 2 Luật: Luật về ghi nhãn dinh dưỡng và giáo dục (Nutrition Labeling and Education Act: NLEA, 1990) và Luật về bổ sung dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục (Dietary Supplyment, Health and Education Act, DSHEA, 1994). Trong đó, các loại công bố ghi trên nhãn được phép ở Mỹ là: Công bố hàm lượng dinh dưỡng, công bố về chức năng cấu trúc, công bố về nâng cao sức khỏe, công bố về (lợi ích) sức khỏe.
Trong đó cũng giải thích, công bố (lợi ích) sức khỏe là mô tả mối quan hệ giữa thực phẩm, thành phần của thực phẩm hoặc thành phần bổ sung dinh dưỡng với việc giảm nguy cơ bệnh hoặc các triệu chứng bệnh. Để chứng minh mối quan hệ này cần có sự thống nhất cao về mặt khoa học giữa các chuyên gia có uy tín về toàn bộ các bằng chứng khoa học (có thử nghiệm lâm sàng). Với những sản phẩm chưa qua thử nghiệm lâm sàng thì chỉ công bố tác dụng với sức khỏe của hợp chất có trong sản phẩm. Một số “công bố sức khỏe” đã được FDA phê duyệt như TPCN phải chứa không ít hơn 0,65g ester của sterol/stanol nếu sử dụng kéo dài thì được công bố tốt cho bệnh tim mạch. Hay TPCN phải có hàm lượng cao calcium và vitamin D thì được công bố có lợi ích với chứng loãng xương.
Tại Châu Âu
EU quản lý Health Claims của TPCN như sau: các nhà khoa học và cơ quan quản lý hợp tác để xác định cơ sở khoa học của các công bố về thành phần có tác dụng đối với sức khỏe của TPCN. Cơ quan quản lý xây dựng quy chế để ngăn chặn các công bố giả mạo hoặc gây hiểu lầm nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Cơ quan quản lý khuyến khích công nghiệp thực phẩm nghiên cứu phát triển sản phẩm, tiếp thị và xúc tiến bán hàng một cách trung thực. Với người tiêu dùng cũng có khuyến cáo rằng: Đối với các TPCN có lợi ích tiềm tàng cho sức khỏe công chúng, người tiêu dùng cần có hiểu biết và tin tưởng vào các cơ sở khoa học đã được dùng để chứng minh hiệu quả đối với sức khỏe và công bố tác dụng đối với sức khỏe.
Trước đây, các nước thành viên EU cấm dẫn chiếu/nhắc đến khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tật của TPCN mặc dù có các bằng chứng khoa học về khả năng này. Gần đây, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên, sau đó là Hà Lan, Anh Quốc, đã có sáng kiến nhằm làm cho việc công bố lợi ích sức khỏe được dễ dàng hơn. Những quốc gia này đã đưa ra chương trình “Sáng kiến hợp tác về công bố lợi ích đối với sức khỏe” (Joint Health Claims Initiative – JHCI) bao gồm: Xây dựng và ban hàng Quy chế và các thức hành tốt; Xây dựng mối quan hệ giữa các chuyên gia công nghiệp thực phẩm, nhà khoa học, cơ quan quản lý và các hội người tiêu dùng… tham gia vào quá trình dự thảo các quy định về chứng minh cơ sở khoa học, về truyền thông và trình bày các công bố về lợi ích sức khỏe của TPCN.
EU cũng thành lập Ủy ban Châu Âu phối hợp hành động về khoa học TPCN (European Commission Concerted Action on Functional Food Science in Europe: FUFOSE). 6 lĩnh vực nghiên cứu của Fufose là: sự tăng trưởng, phát triển và biệt hóa, chuyển hóa cơ chất, chống oxy hóa, TPCN và bệnh tim mạch, sinh lý học tiêu hóa và chức năng và tác động của thực phẩm đối với hành vi và tâm thần.
FUFOSE ủng hộ 2 loại công bố lợi ích sức khỏe liên quan đến TPCN, bao gồm: “Nâng cao sức khỏe” có liên quan tới chức năng sinh lý đặc biệt và các hoạt động sinh lý có vai trò trong quá trình tăng trưởng, phát triển và các chức năng bình thường khác của cơ thể; “Giảm nguy cơ bệnh tật”, giúp giảm nguy cơ mắc một chứng bệnh nhờ các chất dinh dưỡng (nutrient) hoặc không dinh dưỡng (non-nutrient) có trong TPCN. Ví dụ, acid folic có thể giảm nguy cơ phụ nữ sinh con bị khiếm khuyết về ống thần kinh, calci giúp giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi…
EU cũng không quy định các tiêu chuẩn an toàn riêng cho TPCN. TPCN phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn theo các quy chế chung về an toàn thực phẩm hiện này. Những TPCN có công bố lợi ích sức khỏe phải nêu rõ tần suất và lượng sử dụng, tiềm năng tương tác với các thực phẩm khác, tiềm năng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cơ bản, khả năng xảy ra ADR và dị ứng khoặc không dung nạp.
Tại Nhật Bản
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLHW) sử dụng khái niệm “Foods for Special Health Use” (FOSHU) với TPCN và tập trung vào quản lý với công bố lợi ích sức khỏe. Những sản phẩm được dán nhãn Foshu bao gồm: đã được phê duyệt công bố lợi ích sức khỏe, ghi nhãn liều khuyến cáo sử dụng sản phẩm hàng ngày, hướng dẫn chế độ ăn uống hợp lý cho sức khỏe, có cảnh báo về sử dụng quá liều nếu cần, các thông tin cảnh báo cần thiết khác về liều sử dụng hàng ngày, pha chế hoặc bảo quản…
Trước đây, doanh nghiệp cần nộp đăng ký Foshu một năm trước khi được chính thực phê duyệt. Nhưng từ năm 1998, MHLHW đã có những cải tiến quan trọng như giảm lượng tài liệu khoa học phải nộp và chấp nhận các thông tin được đăng tải trên các tạp chí khoa học. Chấp nhận các tạp chí khoa học được doanh nghiệp tài trợ. Trước đấy, các thông tin khoa học phải được một tiểu ban các chuyên gia xem xét và thẩm định. Cải tiến mới cũng chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của các phòng kiểm nghiệm doanh nghiệp thay vì công nhận duy nhất kết quả kiểm nghiệm của các phòng thí nghiệm thuộc Bộ Y tế, đồng thời phân cấp xét duyệt cho một số cơ quan y tế địa phương.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng quy định với sản phẩm có khuyến cáo chức năng dinh dưỡng (FNFC) – nhóm sản phẩm nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) cần thiết cho sự tăng trưởng lành mạnh và phát triển, duy trì sức khỏe. FNFC dành cho những người có lượng dinh dưỡng ăn vào không đầy đủ do sự già hóa hoặc chế độ ăn bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Các loại này ghi nhãn các chức năng của các thành phần dinh dưỡng quy định bởi Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi. Những sản phẩm này được tự do sản xuất và phân phối, không cần sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Hiện nay, quy định về ghi nhãn và công bố lợi ích sức khỏe ở mỗi quốc gia là khác nhau. Sự khác biệt này đôi khi gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, thậm chí có khi còn là rào cản thương mại. Chính vì vậy, các nhà quản lý, cũng như kinh doanh TPCN ở nhiều quốc gia đang kêu gọi cần có hoạt động hài hòa quy chế giữa các quốc gia với nhau về công bố lợi ích sức khỏe, nhưng cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế (CODEX).
Tại Mỹ
Công bố lợi ích sức khỏe trên nhãn sản phẩm được sử dụng nhằm thông tin các lợi ích về sức khỏe cho người tiêu dùng. Tại Mỹ, dù chưa có định nghĩa chính thức về TPCN nhưng quốc gia này lại cho phép công bố về dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe dựa trên 2 Luật: Luật về ghi nhãn dinh dưỡng và giáo dục (Nutrition Labeling and Education Act: NLEA, 1990) và Luật về bổ sung dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục (Dietary Supplyment, Health and Education Act, DSHEA, 1994). Trong đó, các loại công bố ghi trên nhãn được phép ở Mỹ là: Công bố hàm lượng dinh dưỡng, công bố về chức năng cấu trúc, công bố về nâng cao sức khỏe, công bố về (lợi ích) sức khỏe.
Trong đó cũng giải thích, công bố (lợi ích) sức khỏe là mô tả mối quan hệ giữa thực phẩm, thành phần của thực phẩm hoặc thành phần bổ sung dinh dưỡng với việc giảm nguy cơ bệnh hoặc các triệu chứng bệnh. Để chứng minh mối quan hệ này cần có sự thống nhất cao về mặt khoa học giữa các chuyên gia có uy tín về toàn bộ các bằng chứng khoa học (có thử nghiệm lâm sàng). Với những sản phẩm chưa qua thử nghiệm lâm sàng thì chỉ công bố tác dụng với sức khỏe của hợp chất có trong sản phẩm. Một số “công bố sức khỏe” đã được FDA phê duyệt như TPCN phải chứa không ít hơn 0,65g ester của sterol/stanol nếu sử dụng kéo dài thì được công bố tốt cho bệnh tim mạch. Hay TPCN phải có hàm lượng cao calcium và vitamin D thì được công bố có lợi ích với chứng loãng xương.
Tại Châu Âu
EU quản lý Health Claims của TPCN như sau: các nhà khoa học và cơ quan quản lý hợp tác để xác định cơ sở khoa học của các công bố về thành phần có tác dụng đối với sức khỏe của TPCN. Cơ quan quản lý xây dựng quy chế để ngăn chặn các công bố giả mạo hoặc gây hiểu lầm nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Cơ quan quản lý khuyến khích công nghiệp thực phẩm nghiên cứu phát triển sản phẩm, tiếp thị và xúc tiến bán hàng một cách trung thực. Với người tiêu dùng cũng có khuyến cáo rằng: Đối với các TPCN có lợi ích tiềm tàng cho sức khỏe công chúng, người tiêu dùng cần có hiểu biết và tin tưởng vào các cơ sở khoa học đã được dùng để chứng minh hiệu quả đối với sức khỏe và công bố tác dụng đối với sức khỏe.
Trước đây, các nước thành viên EU cấm dẫn chiếu/nhắc đến khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tật của TPCN mặc dù có các bằng chứng khoa học về khả năng này. Gần đây, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên, sau đó là Hà Lan, Anh Quốc, đã có sáng kiến nhằm làm cho việc công bố lợi ích sức khỏe được dễ dàng hơn. Những quốc gia này đã đưa ra chương trình “Sáng kiến hợp tác về công bố lợi ích đối với sức khỏe” (Joint Health Claims Initiative – JHCI) bao gồm: Xây dựng và ban hàng Quy chế và các thức hành tốt; Xây dựng mối quan hệ giữa các chuyên gia công nghiệp thực phẩm, nhà khoa học, cơ quan quản lý và các hội người tiêu dùng… tham gia vào quá trình dự thảo các quy định về chứng minh cơ sở khoa học, về truyền thông và trình bày các công bố về lợi ích sức khỏe của TPCN.
EU cũng thành lập Ủy ban Châu Âu phối hợp hành động về khoa học TPCN (European Commission Concerted Action on Functional Food Science in Europe: FUFOSE). 6 lĩnh vực nghiên cứu của Fufose là: sự tăng trưởng, phát triển và biệt hóa, chuyển hóa cơ chất, chống oxy hóa, TPCN và bệnh tim mạch, sinh lý học tiêu hóa và chức năng và tác động của thực phẩm đối với hành vi và tâm thần.
FUFOSE ủng hộ 2 loại công bố lợi ích sức khỏe liên quan đến TPCN, bao gồm: “Nâng cao sức khỏe” có liên quan tới chức năng sinh lý đặc biệt và các hoạt động sinh lý có vai trò trong quá trình tăng trưởng, phát triển và các chức năng bình thường khác của cơ thể; “Giảm nguy cơ bệnh tật”, giúp giảm nguy cơ mắc một chứng bệnh nhờ các chất dinh dưỡng (nutrient) hoặc không dinh dưỡng (non-nutrient) có trong TPCN. Ví dụ, acid folic có thể giảm nguy cơ phụ nữ sinh con bị khiếm khuyết về ống thần kinh, calci giúp giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi…
EU cũng không quy định các tiêu chuẩn an toàn riêng cho TPCN. TPCN phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn theo các quy chế chung về an toàn thực phẩm hiện này. Những TPCN có công bố lợi ích sức khỏe phải nêu rõ tần suất và lượng sử dụng, tiềm năng tương tác với các thực phẩm khác, tiềm năng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cơ bản, khả năng xảy ra ADR và dị ứng khoặc không dung nạp.
Tại Nhật Bản
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLHW) sử dụng khái niệm “Foods for Special Health Use” (FOSHU) với TPCN và tập trung vào quản lý với công bố lợi ích sức khỏe. Những sản phẩm được dán nhãn Foshu bao gồm: đã được phê duyệt công bố lợi ích sức khỏe, ghi nhãn liều khuyến cáo sử dụng sản phẩm hàng ngày, hướng dẫn chế độ ăn uống hợp lý cho sức khỏe, có cảnh báo về sử dụng quá liều nếu cần, các thông tin cảnh báo cần thiết khác về liều sử dụng hàng ngày, pha chế hoặc bảo quản…
Trước đây, doanh nghiệp cần nộp đăng ký Foshu một năm trước khi được chính thực phê duyệt. Nhưng từ năm 1998, MHLHW đã có những cải tiến quan trọng như giảm lượng tài liệu khoa học phải nộp và chấp nhận các thông tin được đăng tải trên các tạp chí khoa học. Chấp nhận các tạp chí khoa học được doanh nghiệp tài trợ. Trước đấy, các thông tin khoa học phải được một tiểu ban các chuyên gia xem xét và thẩm định. Cải tiến mới cũng chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của các phòng kiểm nghiệm doanh nghiệp thay vì công nhận duy nhất kết quả kiểm nghiệm của các phòng thí nghiệm thuộc Bộ Y tế, đồng thời phân cấp xét duyệt cho một số cơ quan y tế địa phương.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng quy định với sản phẩm có khuyến cáo chức năng dinh dưỡng (FNFC) – nhóm sản phẩm nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) cần thiết cho sự tăng trưởng lành mạnh và phát triển, duy trì sức khỏe. FNFC dành cho những người có lượng dinh dưỡng ăn vào không đầy đủ do sự già hóa hoặc chế độ ăn bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Các loại này ghi nhãn các chức năng của các thành phần dinh dưỡng quy định bởi Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi. Những sản phẩm này được tự do sản xuất và phân phối, không cần sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng
Bình luận của bạn