Ho là phản ứng tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể
Viêm họng, ho kéo dài nên điều trị như thế nào?
Ho kéo dài có phải do trào ngược dạ dày thực quản?
Trẻ ho nhưng không sốt là bệnh gì?
Điểm mặt 8 "thủ phạm" gây ho mạn tính
Chức năng tự nhiên của cơ thể
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, ho là một phản xạ bình thường, giúp làm sạch đường thở thoát khỏi các dị vật, chất kích thích và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đó là một cơ chế bảo vệ của cơ thể.
Thông thường, các tác nhân gây ho chủ yếu là các hạt bụi trong không khí, khói, chất nhầy, đờm, hoặc các chất gây dị ứng như nước hoa, nấm mốc. Tuy nhiên, phản ứng ho đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như: Xơ nang, suy tim sung huyết và ung thư phổi...
Vậy làm sao để biết khi nào ho là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng?
Mức độ nghiêm trọng của ho thường được phân loại theo thời gian:
- Ho cấp tính: Là tình trạng ho ít hơn 3 tuần
- Ho bán cấp tính: Ho kéo dài từ 3 - 8 tuần
- Ho mạn tính: Ho trên 8 tuần.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, ho kéo dài (ho mạn tính, ho lâu ngày không khỏi) có thể gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh. Do đó, nếu tình trạng ho của bạn không khỏi sau vài ngày, tốt nhất bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp để được bác sỹ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bình luận của bạn