Ho kéo dài và cường độ ho mạnh có thể gây gãy xương sườn
Viêm họng, ho kéo dài nên điều trị như thế nào?
Ho kéo dài có phải do trào ngược dạ dày thực quản?
Ho kéo dài đừng xem thường
Điều trị ho kéo dài ở người già thế nào?
1. Đau cơ
Mỗi lần bạn ho, áp lực mạnh sẽ được tạo ra gây tác động lên cơ hoành và cơ bụng. Do đó, nếu việc ho xảy ra liên tục và kéo dài, nó có thể dẫn tới chứng căng và đau cơ mạn tính.
2. Gãy xương sườn
Gãy xương sườn do ho lâu ngày không khỏi chủ yếu xảy ra ở phụ nữ, và thường bị gãy xương sườn cuối. Nguyên nhân được xác định là do phụ nữ có mật độ xương thấp hơn, tuy nhiên, gãy xương sườn cũng có thể xảy ra ở những người có mật độ xương cao.
3. Tổn thương mạch máu
Những cơn ho nặng có thể gây giãn hoặc vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết, đặc biệt là ở hậu môn và mũi.
4. Thoát vị cơ hoành
Lồng ngực và ổ bụng ngăn cách bởi cơ hoành, đây là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Khi cơ hoành co thì các xương sườn sẽ được hạ xuống, lồng ngực giãn ra, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí sẽ được hít vào trong phổi và ngược lại.
Thông thường quá trình này sẽ diễn ra rất nhịp nhàng, tuy nhiên khi bạn ho, áp lực mạnh có thể khiến cơ hoành bị lệch khỏi vị trí và tạo nên một khe hở giữa khoang bụng và lồng ngực. Đây được cho là một tình trạng khá nguy hiểm.
5. Tổn thương thành bụng
Các tổn thương ở thành bụng sau khi ho là rất hiếm. Các bác sỹ cho biết, tình trạng này có thể xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính và thường sẽ cần phải phẫu thuật.
6. Tổn thương mô cổ họng
Ho lâu ngày không khỏi có thể gây ra viêm họng, đau họng và làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang các cơ quan khác của cơ thể.
7. Ho ra máu
Thuật ngữ y tế cho ho ra máu là heamoptysis. Nếu bạn ho ra một lượng máu nhỏ màu đỏ tươi hoặc nước bọt có màu xám và đờm, nó thường là máu từ phổi của bạn do ho kéo dài hoặc nhiễm trùng ngực.
Bình luận của bạn