Hoa ngũ sắc – Vị thuốc hay chữa viêm xoang

Cây hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn) được xem như một vị thuốc dân gian chữa viêm xoang

Biến chứng của viêm xoang?

Nhận biết và điều trị sớm viêm xoang ở trẻ

Giảm viêm xoang nhờ ăn dứa

Viêm xoang nên khó nuốt?

Giảm cơn đau nhức vì viêm xoang

Viêm xoang - Căn bệnh "đại trà"

Ở Việt Nam, viêm xoang là một bệnh lý khá phổ biến với tỷ lệ khoảng từ 15 - 20% dân số mắc phải từ nhẹ tới nặng. Bệnh khởi phát dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ địa... và rất hay tái phát. Bệnh dai dẳng khó chữa dứt điểm và thường kèm theo những biến chứng như viêm thanh quản mạn tính, viêm nề ổ mắt, giảm thị lực, viêm tai giữa nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm xoang là bệnh phổ biến ở nước ta, bệnh dai dẳng và khó chữa dứt điểm, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

Việc điều trị thường kéo dài 3 - 6 tháng, thậm chí có người phải điều trị nhiều năm liên tục với thuốc Tây. Mỗi đợt thuốc có thể tốn hàng triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không thể tiếp tục điều trị vì chi phí đắt.

Chị Hồng ở Đoan Bái (Hiệp Hòa, Bắc Giang) là "nô lệ" của viêm xoang nhiều năm liền. Chị cũng chạy hết chỗ này chỗ kia để chữa nhưng cũng chỉ đỡ được một thời gian, tiền chữa trị cũng không phải là ít nhưng rồi đâu lại vào đó nên chị Hồng đành chấp nhận "sống chung với lũ". May mắn thay, chị đọc được bài thuốc điều trị viêm xoang trên báo từ cây hoa ngũ sắc (cây cỏ hôi hoặc cây cứt lợn), cách làm đơn giản mà lại hiệu quả, không tốn tiền. Vậy là chị Hồng kiên trì áp dụng. Sau một thời gian, bệnh xoang của chị có dấu hiệu khả quan hơn.

Thấy vậy, chị Hồng lại bày cách làm cho những người khác cũng bị bệnh giống chị. "Người ta nói có bệnh vái tứ phương, tôi cũng vậy. Bị viêm xoang nhiều năm cứ nghe ở đâu có người chữa được là tôi tìm đến nhưng vì viêm xoang nó dai dẳng cứ như con đỉa bám theo mình nên để theo thầy theo thuốc lâu dài thì gia đình tôi không có đủ điều kiện. Do vậy, tôi chữa mang tính chất đỡ thì dừng lại, bệnh lại đâu vào đấy. Từ khi biết quanh nhà có cây hoa ngũ sắc mà người ở quê tôi vẫn gọi là cây hoa cứt lợn, tôi kiên trì áp dụng chữa trị thì thấy bệnh đã đỡ hơn, vừa đỡ tiền thuốc mà cây cũng dễ tìm." - chị Hồng chia sẻ.

Bài thuốc quý từ hoa ngũ sắc

Theo các nghiên cứu hiện đại, toàn thân cây hoa ngũ sắc có chứa khoảng 0,16% tinh dầu.

Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn hay còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi. Đây là một loại cây mọc hoang, rất phổ biến ở nước ta, nhiều nhất là ở vùng nông thôn với đặc điểm cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25 - 50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn.

Đặc điểm của cây là có hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây có mùi hôi, có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. 

Cây hoa ngũ sắc - hoa cứt lợn chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng trong chữa bệnh viêm xoang, được coi là bài thuốc hay trong dân gian

Bên cạnh tác dụng chống viêm, hoa ngũ sắc còn có tác dụng kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng, người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi. Nhờ vậy, những dịch mủ xanh, vàng còn tồn đọng trong lòng xoang và hốc mũi được thải loại ra ngoài. 

Cách dùng: Khi dùng cây hoa ngũ sắc chữa viêm xoang nên chọn những cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên bị đau khoảng 15 - 20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai gây viêm tai giữa cấp.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tìm dùng một số các loại cỏ chữa được bệnh xoang hiệu quả như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau diếp cá... Hoặc cũng có thể tìm mua lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn sẽ có tác dụng trong việc chữa viêm xoang.

Bệnh nhân viêm xoang cũng nên kết hợp phương pháp chữa bệnh trong uống, ngoài xoa để điều trị dứt điểm căn nguyên của bệnh. Để tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình điều trị, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm dạng xịt hoặc dạng dung dịch nhỏ mũi và các loại thuốc uống dạng viên nang được bào chế từ các vị thuốc nêu trên. 

Người bệnh cần lưu ý phòng và hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách vệ sinh mũi thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, hạn chế ăn đồ cay, đồ lạnh.

T.Nga H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng