Bổ sung (niacin) vitamin B3 có giúp giảm cholesterol?

Bạn có thể gặp các triệu chứng chứng như mệt mỏi, giảm trí nhớ, lú lẫn khi thiếu niacin

8 cách đơn giản giúp phòng ngừa đau tim và đột quỵ

4 thực phẩm được chứng minh là giúp giảm cholesterol xấu hiệu quả

"Sinh tố" nước chanh và rau mùi giúp giảm cholesterol

Dùng thuốc statin tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

BS Robert Ashley - Giáo sư y khoa của trường Đại học California, Los Angeles ( Mỹ), trả lời: 

Chào bạn!

Niacin (hay còn gọi là vitamin B3) là một vitamin nhóm B mà cơ thể cần để tạo ra các hợp chất NAD (nicotinamide adenine dinucleotide) và NADP (nicotinamide adenine dinucleotide phosphate), cả 2 đều quan trọng đối với chức năng tế bào. 

Thiếu niacin có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, nôn, phát ban. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề thần kinh như lú lẫn và mất trí nhớ. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống đa dạng và phong phú sẽ ít có nguy cơ bị thiếu niacin. Thực phẩm giàu niacin mà bạn nên ăn là: Thịt, nấm và khoai tây...

Đối với cholesterol, một số nghiên cứu cho thấy bổ sung niacin có thể cải thiện mức cholesterol. Nghiên cứu về công dụng của niacin được thực hiện năm 1955 cho thấy, bổ sung niacin với liều lượng từ 1.000 đến 3.000 mgr có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần ở nam giới. Niacin cũng được chứng minh có thể làm giảm mức LDL (cholesterol xấu) và làm tăng mức HDL (cholesterol tốt).

Niacin cũng tác động đến cơ thể theo những cách khác nhau. Một nghiên cứu năm 2007 được thực hiện trên 30 bệnh nhân cho thấy bổ sung 1.000 mgr niacin mỗi ngày có thể giảm độ dày của lớp lót bên trong động mạch cảnh và giảm mức CRP (Protein phản ứng C) nhiều hơn so với giả dược.

Một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy, dùng kết hợp niacin và statin cũng giúp giảm độ dày nội mạc động mạch cảnh. Độ dày nội mạc động mạch cảnh là chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng xơ vữa động mạch. Nghiên cứu này cũng cho thấy, bổ sung niacin là cách đơn giản để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí Y học New England năm 2011 lại cho thấy bổ sung chỉ riêng niacin trong 3 năm liên tục không làm giảm tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh tim. Điều đó có thể cho thấy, phải cần nhiều thời gian hơn nữa để niacin có thể phát huy công dụng của nó. Ngoài ra, dùng niacin không giúp giảm cholesterol và tỷ lệ đau tim cao như statin.

Nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng statin, thì niacin là một lựa chọn tốt. Hơn nữa, bạn đã dùng niacin trong nhiều năm và không gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng của nó thì bạn có thể tiếp tục sử dụng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo UCLA Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Thực phẩm chức năng