Ổn định huyết áp dễ dàng với Niacin

Làm thế nào để giảm lượng Cholesterol xấu?

Phòng tăng huyết áp ở người trẻ

Tăng huyết áp: Sát thủ thầm lặng đe dọa trẻ nhỏ

Tăng huyết áp ở người trẻ: phát hiện tình cờ

Lơ là với biến chứng cao huyết áp ở người trẻ!

Niacin (vitamin B3, vitamin PP) là một trong số ít các vitamin mà cơ thể con người có thể tự tổng hợp được từ Tryptophan (một trong 9 acid amin thiết yếu của cơ thể, một chất giúp ổn định thần kinh, khống chế độ hưng phấn thần kinh trung ương, khiến cho con người có thể ngủ ngon).

Niacin khá ổn định, khó bị phân hủy bởi oxy, ánh sáng hay nhiệt độ như các vitamin tan trong nước khác và chỉ bị hao hụt ở nhiệt độ cao. Nó có vai trò vô cùng quan trọng khi tham gia vào hơn 200 phản ứng biến dưỡng của cơ thể để vừa phóng thích năng lượng vừa cung cấp các chất kiến tạo tế bào.

Một số công dụng của Niacin đối với sức khỏe con người: Hạ mỡ máu; Cải thiện huyết áp; Kháng viêm trên đường ruột và viêm da; Hưng phấn tế bào thần kinh trung ương; Chống co thắt phế quản; Yểm trợ quy trình tạo huyết; Chống thấp khớp.

Dùng bao nhiêu Niacin là đủ? Tùy từng đối tượng và độ tuổi mà có nhu cầu Niacin khác nhau.

Phụ nữ có thai và thanh niên: 20mg/ngày.

Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 9mg/ngày.

Trẻ từ 4 - 9 tuổi 12 mg/ngày.

Trẻ từ 10 - 12 tuổi: 14mg/ngày.

Những người thường xuyên dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần cũng cần lưu ý bổ sung niacin thường xuyên để cân bằng cơ thể.

Thực phẩm giàu Niacin: Thịt gà, gan động vật (lợn, bò, cá ngừ)… hay một số loại rau như: Rau chân vịt, khoai lang, nấm, bông cải… Nếu dư thừa Niacin không gây ra những tác động tiêu cực. Chỉ khi cơ thể bổ sung quá nhiều niacin khoảng 3 - 6 gr/ngày có thể gây ra những sự thay đổi trong cấu trúc gan.

12 thực phẩm giàu Niacin12 thực phẩm giàu Niacin

Nửa thế kỷ qua, Niacin được thừa nhận đã có nhiều công dụng trong duy trì mức huyết áp ổn định, giúp tăng sự đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp bất thường, đặc biệt tốt với những người có mức Cholesterol xấu cao.

Như đã biết, Cholesterol di chuyển trong máu nhờ gắn với các Lipoprotein. Vấn đề lớn nhất của Lipoprotein là Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL) hay còn gọi là Cholesterol xấu. Nếu cơ thể sản xuất ra nhiều LDL hơn lượng tế bào có thể hấp thụ, nó sẽ bám vào thành mảnh và hình thành nên mảng xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một thành phần quan trọng khác là Cholesterol tỷ trọng cao (HDL) hay còn gọi là Cholesterol tốt. HDL giúp loại bỏ LDL khỏi thành mạch và vận chuyển nó trở về gan để xử lý hoặc loại bỏ. HDL cũng giúp hạn chế viêm nhiễm và bảo vệ các tế bào lót mặt trong của động mạch (nội mạc).

Chính vì vậy, với những công năng đặc biệt, Niacin được ứng dụng để tăng mức độ Cholesterol HDL và giảm mức độ các Cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe. Tạp chí The Mayo Clinic (Mỹ) ước tính rằng, việc bổ sung Niacin có thể làm tăng nồng độ HDL 30% hoặc hơn.

Tuy nhiên, số lượng Niacin cần thiết để có hiệu ứng này là cao hơn nhiều so với lượng thường được tìm thấy trong chế độ ăn thường ngày. Tuy nhiên, sử dụng liều cao Niacin một cách bừa bãi cũng sẽ mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã nói chuyện với bác sỹ của mình trước khi bắt đầu dùng liều cao niacin. Hoặc bạn có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng uy tín đã được kiểm nghiệm và chứng minh hiệu quả.

Thanh Hà H+

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất