Người bệnh quai bị nên kiêng ăn đồ chua
Viêm tinh hoàn do quai bị liệu có vô sinh?
Teo tinh hoàn, có còn cơ hội làm cha?
Bệnh thủy đậu, quai bị lan trong trường học tại TP.HCM
TPHCM: Bệnh truyền nhiễm tấn công 7 trường học
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế, Viện Dinh dưỡng, cho biết:
Bệnh quai bị do Paramyxovirus gây ra. Bệnh quai bị tuy lành tính, nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Người mắc bệnh quai bị thường bị sốt và sưng to tuyến nước bọt nên gặp khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên, nếu có chế độ ăn uống khoa học thì bệnh nhân quai bị sẽ nhanh chóng phục hồi.
Trong thời gian bị bệnh, người bệnh thường sốt cao, chán ăn, khó hấp thu những món ăn cứng vì vậy người nhà cần chuẩn bị những thức ăn dạng lỏng, giàu dinh dưỡng cho người bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều cháo, chia thành nhiều bữa bởi hệ tiêu hóa của người bệnh quai bị khá nhạy cảm vì vậy cần phải chú ý điều chỉnh cho phù hợp. Khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm cũng không nên chuyển sang thức ăn cứng ngay mà vẫn phải ăn thức ăn mềm để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh nên ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi để giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh quai bị cần kiêng đồ ăn chua và chất kích thích. Ngoài ra, không nên ăn đồ nếp hay các thực phẩm khó tiêu.
Bệnh quai bị là một bệnh xuất hiện theo mùa. Tuy không lây lan như thủy đậu, dịch hạch... xong bệnh lại có ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Khi mắc quai bị, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc quá gần với người bệnh để tránh lây lan. Nếu bệnh trở nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa người bệnh đi khám ngay.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn