- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện có thể giúp đưa đường huyết về mức độ an toàn
Người bị đái tháo đường phải lao động nặng nên ăn uống như thế nào?
Đái tháo đường type 2: Bạn cần biết gì về việc tiêm insulin?
Đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ mắc ung thư, suy giảm trí nhớ?
Tiền đái tháo đường liệu có trở thành đái tháo đường type 2 không?
Dược sỹ tư vấn:
Chào bạn!
Bạn mới phát hiện đái tháo đường với chỉ số đường huyết như vậy là rất cao. Lúc này, điều quan trọng nhất là bạn cần làm cho chỉ số hạ từ từ về mức an toàn, tức là < 7 mmol/l.
Để hạ đường huyết, bạn hãy thực hiện theo các lưu ý dưới đây:
1. Kiểm soát tốt chế độ ăn uống hàng ngày
Đối với người mới mắc đái tháo đường, thay đổi chế độ ăn là việc bắt buộc phải làm nếu muốn hạ đường huyết. Một chế độ ăn tốt cho người mắc bệnh này cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
– Giảm lượng thực phẩm chứa nhiều tinh bột (cơm trắng, phở, khoai lang, khoai tây chiên…). Bạn cũng không nên kết hợp hai loại cùng chứa nhiều tinh bột trong một bữa (ví dụ đã ăn cơm trắng sẽ không ăn thêm khoai lang) để tránh tăng đường huyết sau ăn.
– Hạn chế tối đa thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ chế biến lại nhiều lần để phòng ngừa rối loạn chuyển hóa mỡ, làm tăng cholesterol máu gây xơ vữa động mạch ở người tiểu đường.
– Ăn nhiều rau xanh vào đầu bữa ăn. Rau xanh chứa nhiều chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường từ tinh bột, không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.
– Tránh xa các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, đường sữa, hoa quả sấy… và các đồ uống như rượu, bia để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý nên ăn đúng giờ, ăn chậm, không nhịn ăn để giúp insulin (chất làm giảm đường huyết) tiết ra đúng chu kì và hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể chia nhỏ thành 4 - 5 bữa và mỗi bữa ăn ít đi để vừa không làm tăng đường huyết sau ăn, vừa cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Chăm chỉ tập thể dục
Tập thể dục được xem là cách hiệu quả nhất để giảm kháng insulin của cơ thể, từ đó làm đường huyết ổn định hơn. Bạn có thể bắt đầu từ việc dành ra 20 - 30 phút đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày, sau đó nâng cường độ luyện tập bằng cách chạy bộ hay chơi một số môn thể thao khác như cầu lông, bóng chuyền.
Bạn cần lưu ý không được tập luyện gắng sức để tránh tình trạng hạ đường huyết quá mức, có thể dẫn đến ngất xỉu, hôn mê hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời.
3. Dùng thảo dược thiên nhiên hạ đường huyết
Đôi khi, chế độ ăn uống và tập luyện không đủ để đưa đường huyết về mức an toàn, hoặc có thể hạ nhưng mất thời gian quá lâu làm bạn cảm thấy lo lắng. Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên sẽ là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả để đẩy nhanh quá trình hạ đường huyết. Bạn có thể lưu tâm đến các loại thảo dược như lá Xoài Ấn Độ, lá Neem, Quế chi, Hoàng bá, Mướp đắng. Chúng đều có công dụng hạ đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, và khi được sử dụng đồng thời sẽ đem đến tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, ngăn không cho đường huyết tăng cao sau ăn và duy trì ổn định đường huyết lúc đói.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Dược sỹ Yến Hoa
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn