Bạn đã biết những lợi ích này của ngải cứu?

Ngải cứu có lợi ích gì đối với sức khỏe?

Tối nay ăn gì: Lẩu gà ngải cứu tăng cường sức đề kháng

Ăn ngải cứu và phương pháp đốt ngải cứu mang lại những lợi ích không ngờ

Ai không được ăn trứng gà ngải cứu?

Ăn trứng gà ngải cứu có thể sảy thai

Cây ngải cứu có tên khoa học là  Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Dân gian còn gọi với các tên khác như ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải… Cây được dùng lá và thân non tươi để chế biến nhiều món ăn, lá phơi khô được dùng để làm ngải trong phương pháp cứu của Đông y.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, các chất khiến cho ngải cứu có vị đắng lại có tác dụng làm sạch các kí sinh trùng có hại như giun đũa, giun sán và các độc tố ra khỏi cơ thể. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của ngải cứu mang lại:

Thúc đẩy hệ tiêu hóa

Ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có tác dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm đau bụng, đầy hơi và khí đốt. 

Ngoài ra, ngải cứu hỗ trợ chữa lành các vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân… Các nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, thành phần này hoạt động như chất gây tê nhẹ, giúp làm giảm cơn đau nhức tại khớp bị viêm. Bên cạnh đó là sự góp mặt của flavonoid, hoạt chất có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau rất tốt.

Giúp giảm đau

Chất đắng trong ngải cứu được tạo thành từ các hợp chất absinthin và anabsinthine còn có đắc tính kháng viêm tự nhiên. Khi được cơ thể hấp thu chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng và nóng đỏ do căng bệnh viêm khớp gây ra.

Ngoài ra, ngải cứu có tác dụng giảm đau bụng kinh và kích thích chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Kiểm soát triệu chứng bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột (IBD). Nó gây ra viêm màng đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trầm trọng. Theo nghiên cứu, các chất chứa trong ngải cứu có tác dụng làm lành quá trình bệnh Crohn.

Điều trị sốt sét

Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.

Sử dụng trà ngải cứu có tác dụng điều trị, ngăn ngừa bệnh sốt rét thông thường rất hiệu quả.

Những trường hợp không nên dùng ngải cứu

- phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng ngải cứu: Bởi khi ăn loại rau này sẽ khiến co bóp cổ tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

- Người bị bệnh viêm gan.

- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu giúp lợi tiểu, nhuận tràng nhưng nếu người bị rối loạn đường ruột cấp thì không nên ăn vì nó khó kiểm soát và khiến bệnh ngày càng trở nặng hơn.

- Người bị bệnh xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận…

Lê Tuyết H+ ( Theo foodnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp