Nam giới bị loãng xương phải điều trị như thế nào?

Loãng xương ở nam giới xảy ra muộn hơn so với nữ giới

5 cách giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương

Probiotics có thể giúp làm giảm loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi

Chế độ ăn nào giúp bảo vệ người cao tuổi bị loãng xương?

5 lời khuyên giúp bà bầu giữ xương chắc khỏe và chống loãng xương

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California (Los Angeles, Mỹ) trả lời: 

Chào bác!

Có khoảng 2 - 5 triệu đàn ông ở Mỹ bị loãng xương và 12 triệu người có nguy cơ bị loãng xương. Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Thực tế thì phụ nữ là đối tượng dễ bị loãng xương. Cả phụ nữ và nam giới đều trải qua cùng một chu kỳ phát triển xương và mất xương. Tuy nhiên, giai đoạn mất xương ở phụ nữ thường bắt đầu sớm hơn nam giới. Thêm vào đó, phụ nữ thường có xu hướng sống lâu hơn nam giới, điều đó có nghĩa là quá trình mất xương của họ diễn ra trong thời gian dài hơn.

Khi bước vào độ tuổi 30, khối lượng xương được tích lũy của đàn ông sẽ nhiều hơn phụ nữ. Điều này có thể do ảnh hưởng của testosrerone (một loại hormone androgen) có vai trò trong việc xây dựng bộ xương ở người trưởng thành. Đàn ông sản sinh ra nhiều androgen hơn nữ giới và do đó khối lượng xương tích lũy ở nam giới cao hơn so với phụ nữ. 

Ở độ tuổi 30, mật độ xương sẽ không tăng thêm ở cả nam và nữ. Sau khi đạt được khối lượng xương tối đa, phụ nữ và nam giới sẽ bắt đầu quá trình mất xương với mức tương tự nhau. Tuy nhiên, khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh (ở độ tuổi 50), tốc độ mất xương của phụ nữ sẽ nhanh hơn nam giới. Nguyên nhân là do sự suy giảm các hormone nữ estrogen và progesterone (2 hormone giúp giữ xương chắc khỏe). 

Cũng như phụ nữ, quá trình mất xương ở nam giới cũng diễn ra nhanh chóng khi họ bước vào độ tuổi 60. Ở tuổi này, hormone testosterone ở nam giảm, do vậy, tốc độ mất xương ở nam và nữ sẽ ngang nhau. 

Ngoài ảnh hưởng của nội tiết tố, thì các yếu tố như uống nhiều rượu, hút thuốc, rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn uống thiếu chất, lười vận động, chấn thương... cũng làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới. Theo các nhà khoa học, đàn ông da trắng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với người da màu.

Ở cả phụ nữ và nam giới, gãy xương do loãng xương có xu hướng xảy ra ở hông, cổ tay và cột sống. Mặc dù tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ cao gấp 4 lần nam gới, nhưng nam giới bị gãy xương hông do loãng xương có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ giới.

Để điều trị loãng xương, bác có thể sử dụng các loại thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận, tập thể dục điều độ, kiểm soát cân nặng và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu phát hiện thiếu testosterone, bác sỹ có thể đề nghị bổ sung testosterone.

Tin tốt cho bác là nếu khối lượng xương không bị mất đi quá nhiều, quá trình điều trị loãng xương có thể hiệu quả hơn. 

Chúc bác và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo UCLA Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị