5 cách giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương

Tập luyện điều độ giúp xương chắc khỏe hơn

Các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có mưa lớn

Giảm kháng insulin, ngăn ngừa đái tháo đường nhờ chế độ ăn lành mạnh

7 dấu hiệu cảnh bảo cơn đau tim có thể tấn công bạn

Giảm kháng insulin, ngăn ngừa đái tháo đường nhờ chế độ ăn lành mạnh

Bổ sung đầy đủ calci và vitamin D 

Calci giúp xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương, do đó bạn nên bổ sung thêm calci cho cơ thể. Với người trưởng thành, lượng calci được khuyến cáo hàng ngày là 1.000mgr, với người trên 50 tuổi, lượng cacli nên bổ sung hàng ngày lên tới 1.200mgr. 

Ngoài calci, bạn cũng cần phải bổ sung vitamin D vì vitamin D giúp cơ thể hấp thu calci. Bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm như sữa, trứng... hoặc để da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Bổ sung đầy đủ calci giúp xương luôn chắc khỏe

Thực hiện nhiều bài tập khác nhau 

Thay vì lựa chọn các bài tập cần dùng nhiều sức, nhiều người lại lựa chọn đi bộ. Đi bộ có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch nhưng không thể tăng cường sức mạnh của cơ bắp và xương.

Do vậy, ngoài đi bộ, bạn cũng nên đánh tennis, khiêu vũ, nhảy dây, leo núi, leo cầu thang, nâng tạ để xương luôn chắc khỏe. 

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy thiếu cân và thừa cân đều có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Thiếu cân đặc biệt là phụ nữ có thể dẫn đến mật độ xương thấp. Trong khi đó, thừa cân, béo phì lại gây suy yếu xương. Ngoài ra, mức độ hormone tăng trường (hormone đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của xương) ở những người béo phì thấp hơn so với người bình thường. 

Thừa cân và thiếu cân đều ảnh hưởng đến xương

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc có thể đẩy nhanh tỷ lệ mất xương, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và phụ nữ sau mãn kinh. Theo Tiến sỹ Primal Kaur - Chuyên gia bệnh loãng xương tại Hệ thống Y tế Đại học Temple ở Philadelphia (Mỹ): "Nicotine và các độc tố trong thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe của xương từ nhiều góc độ. Hút thuốc lá cũng cản trở hoạt động bình thường của hormone calcitonin - giúp xây dựng xương khỏe mạnh".

Hút thuốc lá có thể đẩy nhanh tỷ lệ mất xương

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể gây hại đến các bộ phận khác nhau của cơ thể trong đó có xương. Nó có thể làm thay đổi mật độ xương và làm tăng nguy cơ gãy xương, mất xương. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nguy cơ gãy xương tăng lên ở những người chỉ ngủ 5,5 tiếng mỗi ngày. Do vậy, bạn nên ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. 

Thanh Tú H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp