- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Nước râu ngô giúp bà bầu tránh viêm đường tiết niệu
Thiếu sắt khi mang thai dễ sinh con tự kỷ?
Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu nên ăn uống thế nào để mẹ xinh con khỏe?
Bà bầu ăn nhiều chất béo có thể gây hại tới sức khỏe thai nhi?
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết:
Chào bạn!
Khi mang thai ở 2 - 3 tháng đầu, không ít phụ nữ bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề.
Râu ngô được gọi là ngọc mễ tu, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, vàng da do thấp nhiệt. Râu ngô cũng giúp thanh nhiệt hiệu quả bằng cách thải nhiệt qua đường tiết niệu. Khi các bà bầu uống nước râu ngô sẽ làm tăng lượng nước tiểu, giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường niệu đạo, giúp giảm viêm đường tiết niệu.
Trong Ðông y, mía được gọi là cam giá, vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh phế và vị, có công dụng thanh giải nhiệt, sinh tân chỉ khát (làm tăng chất dịch cho cơ thể hết khát), điều hòa công năng tỳ vị và nhuận tràng. Thường dùng để giải nhiệt, giải khát, chữa các chứng sốt cao làm hao tổn phần dịch trong cơ thể, nôn và buồn nôn do vị nhiệt, táo bón, ngộ độc rượu… Bạn có thể cho mía vào đun cùng với râu ngô để nước râu ngô ngon hơn.
Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý: Râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Do đó, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì không nên dùng loại nước này.
Cách chọn râu ngô tốt là mua tại những nhà thuốc y học cố truyền có uy tín, tránh mua phải râu ngô mất vệ sinh. Nếu gia đình bạn ở nông thôn hoặc có người thân trồng ngô thì có thể tận dụng chúng để sử dụng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn