- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Mất cân bằng độ pH âm đạo gây viêm nhiễm
Viêm nhiễm phụ khoa thích "thăm" chị em trong mùa lạnh
Ngại quan hệ vì vùng kín viêm nhiễm, phải làm gì?
Khí hư ra nhiều có phải bị viêm nhiễm phụ khoa?
Bị khô âm đạo đừng dùng gel bôi trơn!
Bác sỹ Giang Tuấn Tú - Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế trả lời:
Chào chị!
Chị thường dùng nước muối loãng để vệ sinh là rất tốt. Tuy nước muối có tính sát khuẩn cao nhưng chính điều này có thể gây mất cân bằng độ pH âm đạo. Âm đạo của người phụ nữ có cơ chế tự làm sạch, độ pH bình thường dao động ở 3,8 - 4,6. Thụt rửa "vùng kín" bằng nước muối thường xuyên sẽ tiêu diệt luôn các vi khuẩn tốt, khiến môi trường âm đạo mất độ cân bằng, khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều. Chính vi khuẩn khiến "vùng kín" bị viêm nhiễm ngứa ngáy, mẩn đỏ, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu. Viêm nhiễm bên ngoài có thể tiến vào sâu hơn, gây nên nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Mặt khác, ở lứa tuổi của chị, do sự sụt giảm của hormone nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone do buồng trứng giảm, thậm chí ngừng hoạt động ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh) khiến độ pH âm đạo thay đổi, tăng nguy cơ gây khô âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa...
Để hết ngứa âm đạo, chị nên rửa nước muối có chừng mực, có thể thay thế nước muối bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, chú ý không thụt rửa sâu. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố cho cơ thể, ổn định độ pH âm đạo, phòng ngừa khô âm đạo, viêm nhiễm "vùng kín".
Trong trường hợp chị đã áp dụng hết những cách trên mà hiện tượng ngứa vẫn không giảm, kèm theo khí hư ra nhiều, có màu và có mùi khó chịu, chị nên đi khám phụ khoa ngay để được tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, tránh để lâu gây viêm nhiễm nặng ảnh hưởng đến việc điều trị.
Chúc chị sức khỏe!
An An H+
Bình luận của bạn