Viêm nhiễm phụ khoa thích "thăm" chị em trong mùa lạnh

Âm đạo bị viêm nhiễm gây ngứa ngáy khó chịu

Ngại quan hệ vì vùng kín viêm nhiễm, phải làm gì?

Âm đạo khô rát: Tìm hiểu mà trị ngay đi kẻo viêm nhiễm!

Tại sao phụ nữ mãn kinh hay bị viêm âm đạo?

Khí hư ra nhiều có phải bị viêm nhiễm phụ khoa?

Vào mùa Đông, có những buổi tối, trời rất lạnh, chị em tặc lưỡi, sáng mai ngủ dậy vệ sinh vùng kín cũng được. Sau 6 – 12 tiếng, vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng, gây ngứa ngáy và có mùi khó chịu. Thêm nữa, trong mùa lạnh, chị em có thể mặc nhiều quần hơn (quần tất) khiến “vùng kín” luôn nóng và ẩm – tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp

Viêm âm đạo

Khi độ pH trong âm đạo vượt ngưỡng cho phép (3,8 – 4,6), vi khuẩn sẽ phát triển mạnh đặc biệt là ký sinh trùng như trùng roi, nấm… Khi bị viêm nhiễm, chị em sẽ thấy khí hư có màu lạ (trắng đục, ngả vàng, thậm chí có màu xanh), khí hư có mùi lạ (hôi, tanh), âm hộ viêm đỏ, ngứa ngáy, rất khó chịu.

Viêm ống dẫn trứng, buồng trứng

Dạng viêm này còn gọi là viêm phần phụ. Dấu hiệu điển hình là đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu, sốt cao từng cơn hoặc sốt liên tục, khí hư ra nhiều, có mùi hôi lẫn mủ vàng.

Xói mòn cổ tử cung

Đây là bệnh viêm cổ tử cung mạn tính ở nữ giới. Nguyên nhân có thể do cổ tử cung bị tổn thương do cọ xát quá mức với bao cao su, thụt rửa quá sâu, tác hại của nấm men, vi khuẩn… Xói mòn cổ tử cung có biểu hiện là khí hư ra nhiều, màu trắng hoặc vàng.

U xở tử cung

Có đến 30% phụ nữ trên 35 tuổi bị u xơ tử cung. Phát hiện u xơ tử cung thường rất tình cờ hoặc do các biểu hiện như đau bụng kinh, rong kinh, tiểu khó, sờ thấy khối u ở bụng dưới.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Do tổn thương niêm mạc tử cung, thay đổi độ pH âm đạo, hoạt động tình dục mạnh bạo… gây viêm. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có biểu hiện là khí hư có mùi, ngứa ngáy âm đạo, âm hộ, tăng nguy cơ hiếm muộn vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều như chậm kinh, mất kinh, chu kỳ tháng dài tháng ngắn, lượng máu kinh ra rất ít hoặc rất nhiều, có màu và có mùi lạ… đều là dấu hiệu bất thường. Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, khi có sự dao động của hormone nội tiết tố trong cơ thể.

Phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa cách nào?

Trong mùa lạnh, chị em cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng dưới. Sinh hoạt tình dục cần điều độ và an toàn.

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhưng không nên cọ rửa quá sâu quá mạnh, chỉ nên vệ sinh bằng nước ấm, dùng khăn bông sạch thấm nước, mặc đồ lót bằng cotton mềm.

Trong ăn uống hàng ngày, nên ăn mỗi ngày 2 hộp sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, ăn súp lơ xanh, giá đỗ và uống bổ sung thêm nội tiết từ thực phẩm chức năng để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, ổn định độ pH âm đạo, hoạt động của buồng trứng, phòng tránh viêm nhiễm… 

Vân An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa