Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe, tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm

Hội nghị là cơ hội giao lưu giữa các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp và nhà quản lý, nhằm tăng tính hiện thực hóa các kết quả nghiên cứu khoa học một cách có hiệu quả. - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khoẻ+

Hội nghị khoa học về nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên năm 2023

Tăng 10 năm tuổi thọ nhờ sớm thay đổi chế độ ăn

Có tiếng kêu vo ve trong tai: Nguyên nhân và cách cải thiện

Gợi ý phim: Walt Disney Studios kỷ niệm 100 năm thành lập với “Wish”

Từ lâu, các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Nhiều chuyên gia đánh giá các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên có khả năng ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chăm sóc sức khỏe.

Hội nghị khoa học với chủ đề: "Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng năm 2023" là cơ hội tăng cường sự giao lưu giữa các nhà khoa học với các doanh nghiệp và nhà quản lý, là cơ hội tốt để các nhà khoa học trao đổi kinh nghiệm, trao đổi các kết quả nghiên cứu phát triển các sản phẩm tự nhiên, từ đó ứng dụng các kết quả này một cách có hiệu quả vào thực tế.

PGS.TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khoẻ+

PGS.TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khoẻ+

Trong số các báo cáo được trình bày tại hội nghị, các báo cáo “Vai trò của thực phẩm chức năng (TPCN) với sức khoẻ cộng đồng” của PGS.TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam; “Một số vấn đề về nghiên cứu thuốc từ dược liệu” của PGS.TS. Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế là 2 trong số các đề tài nổi bật, nhận được nhiều sự chú ý.

Bên cạnh giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên, ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hội nghị cũng tập trung vào một số nội dung như tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, kiểm tra và quản lý - truy xuất nguồn gốc sản phẩm thiên nhiên.

GS.TS. Phạm Quốc Long, Tổng Thư ký Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm thiên nhiên - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khoẻ+

GS.TS. Phạm Quốc Long, Tổng Thư ký Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm thiên nhiên - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khoẻ+

Cụ thể, 2 bản báo cáo “Mô hình quản lý và chứng nhận các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên” của TS. Trần Đăng Ninh, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm Kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thuỷ sản; “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm thiên nhiên, truy xuất nguồn gốc, chống gian lận thương mại và kết nối cung cầu” của ThS. Nguyễn Thế Tiệp, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại” đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng về vấn đề này.

Dù việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thiên nhiên có thể gặp nhiều khó khăn về mặt chi phí, khó khăn trong thay đổi tư duy, hạn chế về hạ tầng kỹ thuật hay tích hợp các hệ thống... song nếu được ứng dụng rộng rãi, việc chuyển sang truy xuất điện tử nguồn gốc sản phẩm có thể mang lại nhiều lợi thế nổi bật. Cụ thể, theo chia sẻ của ThS. Nguyễn Thế Tiệp, việc chuyển sang truy xuất nguồn gốc điện tử có thể giúp chia sẻ thông tin và quản lý dữ liệu dễ dàng hơn, đặc biệt là giúp chống gian lận thương mại, chống làm giả sản phẩm và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

DS. Nguyễn Thị Hiền, Viện Mỹ phẩm thiên nhiên với bài phát biểu “Nghiên cứu lợi ích của nước kiềm, có hydrogen, cụm phân tử nước nhỏ đối với sức khoẻ con người” - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khoẻ+

DS. Nguyễn Thị Hiền, Viện Mỹ phẩm thiên nhiên với bài phát biểu “Nghiên cứu lợi ích của nước kiềm, có hydrogen, cụm phân tử nước nhỏ đối với sức khoẻ con người” - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khoẻ+

Với các kết quả nghiên cứu mới được nêu ra trong hội nghị, hy vọng các đơn vị có thể cùng chia sẻ thông tin, đưa các dữ liệu này vào ứng dụng thực tế để phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước.

Buổi hội nghị cũng đã diễn ra sự kiện trao giấy chứng nhận sản phẩm thiên nhiên cho 18 sản phẩm đang lưu hành trên thị trường. Quý độc giả có thể đón xem thông tin chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo của Tạp chí Sức khoẻ+!

 
Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội