Những nhân viên mặc đồ bảo hộ y tế an táng cho nạn nhân COVID-19 ở Bekasi, ngoại ô Jakarta - Ảnh: Reuters
Indonesia đối mặt với khủng hoảng thiếu oxy như Ấn Độ do biến chủng Delta
Indonesia đang bên bờ vực của "thảm họa COVID-19" vì biến thể Delta
Biến chủng Kappa tại Ấn Độ nguy hiểm đến đâu?
Ấn Độ: Phát hiện thêm triệu chứng nguy hiểm của biến thể Delta SARS-CoV-2
Quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á ngày hôm qua (13/7) đã ghi nhận 47.899 trường hợp mắc COVID-19 mới trong 24 giờ, phá vỡ kỷ lục 40.427 ca được thiết lập 1 ngày trước đó. Trong khi đó, tại Ấn Độ, nơi từng là ổ dịch lớn nhất châu Á, số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới ghi nhận trong ngày 13/7 là 32.906, giảm mạnh từ 37.154 ca được ghi nhận vào ngày 12/7, theo Nikkei Asia.
Điều đáng báo động là Indonesia hiện có khoảng 270 triệu dân, chỉ bằng 1/5 so với Ấn Độ. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 tại Indonesia lại cao hơn Ấn Độ. Tương quan giữa số bệnh nhân COVID-19 so với dân số ở Indonesia là 132 ca/1 triệu người, trong khi tỷ lệ này ở Ấn Độ là 26 ca/1 triệu người, tính đến 11/7, theo Our World in Data.
Bình quân cứ 1 triệu người ở Indonesia thì có 3 ca tử vong vì COVID-19, trong khi tỷ lệ này ở Ấn Độ là 2 ca tử vong trên 1 triệu dân. Các số liệu này còn chưa tính đến tình trạng xét nghiệm và truy vết kém của Indonesia.
Tổng cộng, Ấn Độ vẫn là vùng dịch lớn nhất châu Á với hơn 30,9 triệu ca nhiễm và 410.784 người chết, tiếp đó là Indonesia với hơn 2,6 triệu ca nhiễm và 68.219 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, số liệu tại Ấn Độ vẫn duy trì đà giảm từ mức đỉnh điểm hồi tháng 5, còn đợt bùng phát tồi tệ nhất của Indonesia chưa có bất kỳ dấu hiệu thuyên giảm nào.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Sadikin ngày 13/7 cho biết, tỷ lệ sử dụng giường cho bệnh nhân COVID-19 ở 12 tỉnh đã vượt 70%. Tại thủ đô Jakarta, con số này đã lên tới gần 90%, bất chấp nỗ lực chuyển đổi một số địa điểm thành bệnh viện dã chiến chỉ để ứng phó đại dịch. Bộ trưởng Sadikin cho hay, chính phủ đang chuẩn bị cho kịch bản số ca nhiễm có thể tăng 30% trong hai tuần tới và tình hình nhiều địa phương khác trở nên trầm trọng hơn.
Ngày 12/7, trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh lây lan với số ca mắc mới và lượng người chết vì COVID-19 tăng mạnh từ giữa tháng 6 khiến người dân ở thủ đô Jakarta chen chân xếp hàng tại các trạm bơm khí thở để nạp oxy dự trữ.
Chính phủ Indonesia gần đây đã yêu cầu mọi nguồn oxy đều phải ưu tiên cho mục đích y tế, bao gồm cả oxy sử dụng trong các ngành công nghiệp như dệt may, nhựa và xe cộ, các nhà máy lọc dầu, hóa chất và vật liệu xây dựng.
Chiến dịch tiêm chủng ở Indonesia cũng được triển khai chậm chạp. Quốc gia này tới nay mới chỉ tiêm vaccine cho khoảng 13% dân số.
Bình luận của bạn