Viêm gan B mạn thể người lành mang mầm bệnh không biểu hiện triệu chứng
Khám miễn phí viêm gan virus C
Gan nhiễm mỡ - Cần điều chỉnh lối sống
Tầm soát miễn phí bệnh gan, phổi, tim mạch…
Nhìn da đoán bệnh gan
Ai có thể bị bệnh?
Theo Bác sỹ Chuyên khoa II Trần Ngọc Lưu Phương (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM ): “Thường ở thể này, virus viêm gan B sinh sản rất nhiều trong gan và trong máu nhưng chúng vẫn không tấn công hoặc tấn công rất ít vào lá gan nên gần như gan vẫn còn mềm mại, không bị hư hại gì”. Chính vì vậy, nên khi đi siêu âm cho kết quả gan vẫn tốt, kết quả xét nghiệm men gan và chức năng gan cũng bình thường, bác sỹ Phương cho biết.
Viêm gan B mạn tính thể người lành mang mầm bệnh thường tấn công trẻ em hoặc những người trẻ dưới 30 tuổi. Bệnh hầu như không có triệu chứng rõ rệt nên người bệnh chỉ phát hiện ra khi tình cờ đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, đi hiến máu hoặc đi khám thai.
Bên cạnh đó, viêm gan B mạn tính thể ngủ yên cũng là một trong những thể viêm gan B âm thầm tấn công cơ thể. Ở thể này, virus viêm gan B nằm yên, sinh sản kém với lượng virus trong máu âm tính hoặc rất thấp và gần như không tấn công lá gan. Trường hợp này, khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể sẽ giúp khống chế được virus một phần nào đó.
Bệnh gan có thể biểu hiện ngoài ra để nhận biết
Làm gì khi bị bệnh?
TheoBSCKII Trần Ngọc Lưu Phương: “Khi phát hiện cơ thể nhiễm virus viêm gan B ở thể người lành mang mầm bệnh hay thể ngủ yên, người bệnh cần theo dõi định kỳ. Từ 6 - 12 tháng cần đi xét nghiệm để đánh giá chức năng gan và mức độ hoạt động của virus trong cơ thể để phát hiện kịp thời khi bệnh chuyển sang thể hoạt động”.
Nếu bệnh chuyển sang thể hoạt động, cần điều trị với thuốc phù hợp ngay lập tức. Một lưu ý quan trọng đặc biệt trong điều lúc trị các bệnh về gan là người bệnh phải bỏ rượu bia.
Phòng bệnh đúng cách
Theo các chuyên gia y tế, mặc dù có nhiều bệnh gan không thể phòng ngừa được, con người vẫn có nhiều cách để bảo vệ gan ít tổn thương nhất.
Những người bệnh gan nên kiêng rượu, bia hoàn toàn. Những người trong gia đình có người bệnh gan ứ sắt hay xơ gan mật nguyên phát nên xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra. Nếu có bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt.
Nên giữ cân nặng trung bình, không ăn nhiều chất béo. Không nên hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ ung thư gan và tăng thêm độc tính các thuốc có hại cho gan.
Thuốc lá là kẻ thù số 1 của lá gan
Bên cạnh đó, tránh dùng quá nhiều thuốc giảm đau hay kết hợp nhiều loại thuốc vì sẽ làm cho các tế bào và cơ quan của gan mệt mỏi do phải làm việc quá nhiều, dễ sinh bệnh. Tốt nhất là uống thuốc theo toa bác sỹ, không nên tự mua thuốc điều trị.
Với trẻ em, cần cho trẻ được tiêm vaccine đúng thời hạn, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù bệnh gan hầu như không do thức ăn gây ra hay có thể ngăn ngừa bệnh bằng con đường ăn uống nhưng có sự tương quan, nhất là bệnh gan nhiễm mỡ thường đi kèm với tình trạng béo phì.
Bình luận của bạn