Năm 2015 sẽ khan hiếm vaccine dịch vụ

Năm 2015 sẽ khan hiếm vaccine dịch vụ (Ảnh minh họa)

Hỗ trợ hàng trăm nghìn liều vaccine chống dịch bệnh

Chấn chỉnh triệt để tình trạng tiêm nhầm vaccine

Tiêm vaccine đúng lịch, phòng bệnh lây nhiễm nguy hiểm cho trẻ

Việt Nam sẽ tự sản xuất thêm được 7 loại vaccine

Tiêm vaccine phòng dại có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Loại vaccine khan hiếm gồm: Vaccine “6 trong 1” (ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ, viêm phổi do vi khuẩn Hib), vaccine “5 trong 1” (phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi do vi khuẩn Hib). Bên cạnh đó vaccine dịch vụ khác như thủy đậu cũng đang trước nguy cơ khan hiếm do khó khăn về nguồn cung.

Theo ông Phu, các công ty sản xuất ngừng sản xuất các loại vacine nói trên hoặc thay đổi dây chuyền, công nghệ cũng như hạn chế khả năng cung ứng do nhu cầu tăng cao là nguyên nhân gây thiếu hụt vaccine. Ông Phu cho rằng, Sở Y tế các tỉnh thành phải rà soát toàn diện năng lực của các điểm tiêm chủng dịch vụ, bao gồm khả năng cung ứng vaccine, bảo đảm tiêm đầy đủ cho trẻ.

Về phía các phụ huynh, khi đưa con đi tiêm, bố mẹ cần lưu ý cho con ăn no đủ trước khi đi học hoặc trước khi đi tiêm chủng 30 phút để tránh trẻ bị đói, hạ đường huyết. Khi tiêm chủng cho trẻ cần tạo một môi trường thân thiện với các tranh ảnh, phim hoạt hình để thu hút sự chú ý của trẻ nhằm làm giảm tâm lý lo âu, căng thẳng khi tiêm.

Ông Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh, về phía các điểm tiêm dịch vụ, các điểm tiêm này phải lên danh sách, quản lý, theo dõi các mũi tiêm của trẻ. Vừa qua, nhiều trẻ mắc bệnh ho gà, sởi do tiêm dịch vụ không đầy đủ số mũi tiêm theo yêu cầu. Tuy nhiên, trước khi đi tiêm chủng cho con các bậc cha mẹ cũng cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.

Đặc biệt, các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: Đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm. Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc... Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên một ngày.

Cuối cùng, ông Phu khuyến cáo người dân nên đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng vaccine thường xuyên, miễn phí tại trạm y tế xã, phường để trẻ được tiêm chủng đúng lịch. Các vaccine này do Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cung cấp đều được kiểm định về an toàn và chất lượng, không để trẻ mắc bệnh do trì hoãn tiêm ngừa.             

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin