- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Kháng insulin có thể làm tăng tăng gấp 3 nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Đau nhức cánh tay ở người bị đái tháo đường, điều trị thế nào?
Điều trị hội chứng ống cổ tay do đái tháo đường có khó không?
Mắt mờ, nhìn thấy lớp sương mù phía trước có phải biến chứng đái tháo đường?
Bị đái tháo đường, làm sao bảo vệ thận khỏi biến chứng?
Kháng insulin là gì? Tại sao kháng insulin gây đái tháo đường type 2? Có dấu hiệu gì để nhận biết tình trạng này cũng như làm thế nào để kiểm soát kháng insulin? Hãy cùng Health+ tìm hiểu trong bài viết sau:
Insulin và kháng insulin là gì?
Insulin là một hormone được sản sinh từ tuyến tụy, có nhiệm vụ vận chuyển đường glucose từ máu vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. Insulin cũng kích thích quá trình dự trữ đường glucose ở gan và cơ, đồng thời ức chế sản xuất glucose tại gan. Ở người khỏe mạnh, các chức năng này được cân bằng, nhờ đó giữ lượng đường trong máu và insulin ở ngưỡng bình thường.
Kháng insulin là một trong những nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao
Theo BS. Rebecca Elbaum tại Bệnh viện Trung tâm Bronx-Lebanon (Mỹ): “Khi bị kháng insulin, các tế bào và cơ bắp sẽ không thể hấp thụ glucose hiệu quả, khiến cho glucose bị ứ đọng trong máu và làm tăng đường huyết. Hậu quả là, các tế bào tuyến tụy sản sinh ra insulin không thể theo kịp nhu cầu của cơ thể và đường huyết luôn ở mức cao”.
Tình trạng đường huyết luôn ở mức cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm, điển hình nhất là đái tháo đường type 2.
Dấu hiệu bị kháng insulin
BS. Kathleen Wyne từ Trung tâm Y tế Wexner, thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) cho biết: “Mặc dù không phải tất cả những người bị kháng insulin đều bị tăng cân, tuy nhiên những người bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao bị đề kháng insulin. Trên thực tế, hầu hết những người bị béo phì, béo bụng đều có khả năng bị đề kháng insulin”.
Ngoài thừa cân, béo phì, bệnh gai đen cũng là một dấu hiệu đặc trưng cảnh báo tình trạng kháng insulin. Bệnh gai đen là tình trạng đặc trưng bởi lớp da dày, xạm, mượt như nhung, có màu tối và thường hình thành trong nếp gấp và nếp nhăn của cơ thể, đặc biệt là cổ hay vùng da dưới cánh tay.
Nếu nhận thấy mình đang có những dấu hiệu kháng insulin trên, hãy đi khám ngay lập tức. Thông thường, các bác sỹ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên các chỉ số cân nặng (thừa cân, béo phì, nồng độ mỡ bụng); Nồng độ đường huyết (100 - 125 mg/dL); Nồng độ triglyceride (cao hơn 150) và nồng độ cholesterol tốt HDL thấp (thấp hơn 40 ở nam giới và thấp hơn 50 ở nữ giới).
Kháng insulin có thể điều trị được không?
May mắn là tình trạng kháng insulin vẫn có thể được điều trị bằng cách giảm cân, tập thể dục thường xuyên và trong một vài trường hợp là dùng thuốc Metformin để làm hạ đường huyết.
Chuyên gia Eduardo Grunvald từ Đại học California (Mỹ) cho biết: “Cách tốt nhất để đảo ngược tình trạng kháng insulin (nếu bạn phát hiện sớm) là thay đổi lối sống. Cụ thể, người bệnh cần tập thể dục, có kế hoạch giảm cân và kiểm soát tốt chế độ ăn để giảm tình trạng đề kháng insulin”. Tuy nhiên trên thực tế không phải trường hợp nào cũng mang lại hiệu quả giảm chỉ số đường huyết tốt.
Tinh chất lá xoài - giải pháp giảm kháng insulin tự nhiên
Từ lâu lá xoài đã được biết đến với công dụng hạ đường huyết, kiểm soát biến chứng đái tháo đường. Ngày nay, nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc, Ấn Độ phát hiện tinh chất 3beta-taraxarol trong lá xoài có khả năng làm giảm kháng insulin, ức chế hấp thu đường sau ăn, tăng dự trữ đường ở gan cơ nhờ đó làm giảm đường huyết. Hiệu quả này gần tương đương khi so sánh với Metformin.
Bên cạnh đó, tinh chất lá xoài còn giúp chống viêm, chống oxy hóa nên giúp làm giảm nhanh tình trạng mệt mỏi mạn tính ở người đái tháo đường và ngăn ngừa rủi ro biến chứng.
Vi Bùi H+ (Theo Popsugar)
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường.
Bình luận của bạn