Khỏi bệnh từ... niềm tin

​Hơi thở nóng báo hiệu ung thư phổi

Ung thư phổi: Phát hiện muộn, tử vong nhanh

2014: 8% phụ nữ tử vong vì ung thư phổi

Hơn 76% lao động tiếp xúc với amiăng ung thư phổi

2014: 8% phụ nữ tử vong vì ung thư phổi

Nhà ông Điền nằm ở khu Đầm Trấu, khá yên tĩnh so với con đường đê Nguyễn Khoái ồn ào. Năm nay ông Điền 73 tuổi nhưng da dẻ hồng hào. Thức uống hàng ngày của hai ông bà là trà xanh, mỗi ngày pha 2 lần – màu xanh mát – mà như ông giải thích là để thanh lọc cơ thể, thải loại độc tố cho cả gia đình.

Ông Nguyễn Quang Điền (Ảnh chụp vào tháng 3/2013)

Căn bệnh của 40 năm trước

Ông kể, những năm 1968 - 1970, ông bị lao phổi. Ngày đấy, ông nằm điều trị 6 tháng tại Bệnh viện 74 ở thị xã Phúc Yên (nay là Bệnh viện K74 Trung ương, phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Khi bệnh có chiều hướng thuyên giảm thì được xuất viện về nhà. Ngày đấy, bác sỹ có kê đơn cho ông loại thuốc Rimifon và ông cũng không nhớ chính xác liều lượng như thế nào. Nhưng sau 1 năm uống thuốc, thấy không còn biểu hiện gì của bệnh nên ông bỏ hẳn và bệnh cũng không tái phát, cũng không đi khám lại lần nào. Có chăng là từ đấy đến giờ, người chỉ làng nhàng ở mức 49 – 50kg. Sức khỏe cũng không được tốt lắm nhưng chẳng ốm nặng bao giờ cho đến đầu năm vừa rồi.

Khoảng đầu tháng 2/2012, qua Tết Nguyên đán, ông bị ho ra máu. Đi khám tại một phòng khám gần nhà, bác sỹ cho chụp phim Xquang, chụp cộng hưởng từ rồi chụp PetCT và khẳng định ông bị ung thư phổi hai bên và u trung thất. Lo lắng, ngay hôm sau, gia đình đưa ông vào Bệnh viện K Hà Nội khám lại. Xem những phim chụp xét nghiệm mà gia đình mang theo, bác sỹ cũng khẳng định ông bị u phổi hai bên và u trung thất. “Bác sỹ tư vấn tôi phẫu thuật được, chỉ nhập viện điều trị, làm hóa trị và xạ trị. Nhưng với tuổi tác cao và sức khỏe yếu thì cũng chẳng cầm cự được bao lâu nên gia đình tôi chần chừ không muốn nhập viện”, ông Điền tiếp.

Ngay sau đó, ông Điền đến Bệnh viện Việt Đức khám lại. Trước kết quả từ phim chụp xét nghiệm, bác sỹ bệnh viện cho ông đi xét nghiệm máu và sinh thiết tế bào khối u. Kết luận là ung thư phổi hai bên và u trung thất. Phương án điều trị đưa ra là phẫu thuật u trung thất trước rồi phẫu thuật khối u ở hai lá phổi sau. Bên cạnh đó là hóa trị và xạ trị. Chưa an tâm, ông Điền tiếp tục đến Bệnh viện Bạch Mai để khám lần nữa. Vẫn được kết luận là ung thư phổi hai bên và u trung thất, phương án điều trị mà các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai đưa ra là hóa trị và xạ trị, “bởi bác sỹ lo rằng tôi tuổi cao, sức yếu, không đủ sức trải qua 2 ca phẫu thuật loại bỏ khối u”.

Cầm kết quả xét nghiệm và kết luận cũng như hướng điều trị mà bác sỹ ở ba bệnh viện lớn của Hà Nội đưa ra, ông cũng băn khoăn lắm. “Tôi lúc đó sức khỏe cũng không yếu lắm, ho ra máu duy nhất một lần và chưa uống thuốc. Nhưng tôi cũng không dám chắc mình có thể chịu được những vất vả, mệt nhọc của quá trình điều trị phẫu thuật + hóa trị + xạ trị nên chưa quyết định theo phương án điều trị của bệnh viện nào. Tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân, nhưng người thì mách sang Singapore, người thì bảo sang Trung Quốc – đều tốn kém mà vẫn là phẫu thuật và xạ trị, hóa trị nên tôi cũng không muốn đi. Tốn kém mà cũng không nắm chắc 100%”.


Ông Điền được kê đơn theo Kỳ môn y pháp, 3 ngày/thang,
uống rải rác trong ngày. Ảnh minh họa

Sự cởi mở đem lại niềm tin

Trong thời gian đó, ông Điền có tìm kiếm thêm các phương pháp điều trị ung thư khác và quyết định đi khám ở phòng khám của dược sỹ - lương y Đào Kim Long trên đường An Dương Vương (Hà Nội). “Tôi mang theo kết luận của 3 bệnh viện đến gặp lương y Đào Kim Long. Xem hồ sơ, bắt mạch, ông nói với tôi rằng ông có thể chữa được căn bệnh này nếu như tôi thực sự tin tưởng ông. Rồi ông chia sẻ phương pháp điều trị ông sẽ áp dụng đối với căn bệnh của tôi. Qua cách ông chia sẻ phương pháp điều trị, cộng với việc thăm hỏi những người đã đang chữa bệnh nơi ông, tôi càng củng cố niềm tin mình sẽ được chữa khỏi bệnh”.

Kỳ môn Y Pháp là phương pháp chữa bệnh độc đáo của Dược sỹ - lương y Đào Kim Long. Các vị thuốc được xây dựng như bàn cờ, kết hợp bổ trợ cho nhau trong điều trị các loại bệnh khác nhau dựa trên quản điểm: môi trường bên trong cơ thể thiếu đi sự cân bằng, các vị thuốc này sẽ làm sạch nội môi, cân bằng môi trường bên trong cơ thể, tăng khả năng miễn dịch để từ đó, chính cơ thể tiêu diệt mầm gây bệnh, khiến cơ thể khỏe lại.

Buổi khám đầu, ông Điền được kê 3 thang thuốc theo phương Kỳ môn Y pháp (3 ngày một thang) và có tư vấn dùng thêm loại TPCN Thiềm ô châu (bài thuốc bí truyền từ con cóc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành – PV) và sâm Ngọc Linh (thái mỏng, ngậm và nhai nát hàng ngày).

“Lương y Đào Kim Long giải thích rất kỹ về tác dụng đối với cơ thể và bệnh trạng của hai loại TPCN này nên tôi tin tưởng dùng theo”, ông Điền cho biết. 10 ngày sau khám lại, ông Điền không có bất cứ triệu chứng gì không hợp thuốc, sức khỏe bình thường nên được kê thêm 7 thang thuốc, đồng thời vẫn tiếp tục dùng Thiềm ô châu và sâm Ngọc Linh. Từ tháng 2 đến giữa tháng 10/2012, sau 5 đợt dùng thuốc liên tục và ông Điền thấy sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe.

“Giữa tháng 10 vừa rồi, tức là khi kết thúc đợt thuốc thứ 5, tôi có đi khám lại tại Bệnh viện Việt Đức. Kết quả tái khám cho thấy khối u trung thất không nhìn thấy nữa, khối u bên phổi phải mờ hẳn, khối u bên phổi trái không phát triển thêm. Các con tôi cầm kết quả vui lắm”, ông Điền vui vẻ cho biết.

Cho đến nay, ông Điền vẫn duy trì uống thuốc. Mỗi tháng, ông đến tái khám một lần, để được bắt mạch và điều chỉnh các vị thuốc trong đơn cùng với Thiềm ô châu.

Tự mình chăm sóc chính mình

Sau kiểm tra định kỳ, ông Điền khẳng định, để kết quả điều trị được tốt, ngoài tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh, sự lạc quan thì còn phải biết tự chăm sóc mình, đừng để mình chết vì suy kiệt, vì thiếu niềm tin.

“Đây là thực tế ở nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư mà tôi đã từng hỏi qua. Nhiều người khi phát hiện ra bệnh thì suy sụp, chạy khắp nơi tìm phương pháp chữa mà quên rằng thuốc cần một khoảng thời gian để “ngấm” và “làm bệnh suy giảm”. Bên cạnh đó là bỏ đói cơ thể, khiến cơ thể không đủ sức để chống chọi lại những vất vả, mệt nhọc của quá trình điều trị”, ông Điền tiếp. Rút kinh nghiệm từ những trường hợp đã biét, ông Điền tham vấn dược sỹ Đào Kim Long về chế độ dinh dưỡng và tập luyện. “Thầy Long khuyên tôi nên có một chế độ ăn uống đầy đủ, hợp với tuổi tác và căn bệnh của mình. Tất nhiên, có những loại thức ăn tôi phải loại bỏ khỏi thực đơn nhưng ăn uống cũng cần đa dạng, nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là thêm vào các loại nước uống giúp thanh lọc cơ thể như trà xanh chẳng hạn. Dễ tìm, dễ làm và dễ uống hàng ngày. Tôi cũng tập khí công dưỡng sinh, thiền định hàng ngày để soi xét lại mình. Cũng vì thế mà sức khỏe được cải thiện nhiều, cân nặng cũng tăng chút ít chứ không giảm, da dẻ hồng hào, tóc cũng xanh hơn”, ông Điền cười.

Ông Điền cũng nói thêm về sự quy Phật của mình. Theo ông, sự buông bỏ những tham sân si nghi mạn như nhà Phật vẫn dạy giúp ông thoát khỏi những suy nghĩ, những khó khăn trong cuộc sống. Sự buông bỏ cũng giúp ông củng cố thêm niềm tin vào phương pháp điều trị. Chuyến đi đến tham thiền, tu tập tại gốc Bồ Đề, nơi Đức Phật thành chánh quả khoảng đầu năm 2013 của ông, có lẽ cũng là một cách để củng cố thêm niềm tin đó...

Hiên Vân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư