Có được vaccine COVID-19 sẽ mang tới nhiều điều tích cực trong cuộc chiến chống dịch
Cả nước chỉ còn 19 bệnh nhân COVID-19 tiên lượng nặng
Những nhóm đối tượng nào sẽ được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên?
Dịch COVID-19: Thêm 3 ca mắc mới ở huyện Kim Thành, Hải Dương
Nữ điều dưỡng dương tính với SARS-Cov-2, Bệnh viện GTVT Hải Phòng bị phong tỏa
Lô vaccine đầu tiên này đã được vận chuyển theo đường hàng không vào tối 23/2 và hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM vào sáng ngày 24/2.
Trước đó, ngày 1/2, Bộ Y tế đã chính thức cấp phép có điều kiện vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. Việc phê duyệt dựa trên các dữ liệu thử nghiệm an toàn của AstraZeneca đến ngày 28/1. Đây là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu vào Việt Nam, do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển.
Bộ Y tế cũng yêu cầu AstraZeneca phải phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo của Bộ trong việc triển khai đánh giá lâm sàng tại Việt Nam về tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vaccine. Công ty này phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc và các quy định có liên quan.
Việt Nam đã sẵn sàng phương án tiếp nhận, bảo quản và sử dụng vaccine COVID-19
Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vaccine nhập khẩu và bảo đảm việc sử dụng vaccine đúng mục đích, an toàn, hiệu quả theo đúng cam kết.
Theo các chuyên gia, vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định chất lượng. Theo đó, về nguyên tắc, vaccine có thể tiêm ngay được khi về tới VIệt Nam.
PGS.TS. Trần Đắc Phu, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Bộ Y tế cho biết các loại vaccine khi về Việt Nam, như trước đây là Quinvaxem hay ComBE Five đều được thử nghiệm đánh giá an toàn.
Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đây là tình huống khẩn cấp nên Bộ Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị để tiêm vaccine này cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng nguy cơ theo đúng kế hoạch.
"Chúng ta sẽ không phải tiêm ồ ạt và không theo dõi. Đây là cách làm khôn ngoan, vừa chống dịch vừa kiểm soát độ an toàn để đảm bảo đưa vaccine ngừa COVID-19 an toàn nhất cho người dân", PGS Phu khẳng định.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế.
Việc tiêm phòng trước nhất cho cho nhân viên y tế tuyến đầu, những người có nguy cơ phơi nhiễm và mắc COVID-19 cao nhất là để bảo vệ và bảo toàn lực lượng tuyến đầu chống dịch. Kế đến là người dân ở vùng dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, miễn dịch suy giảm. Đây là nhóm người dễ mắc COVID-19 khi dịch bùng phát và khi mắc có nguy cơ tử vong cao.
Bên cạnh nhóm ưu tiên trên, khi nguồn cung vaccine tăng lên, việc tiêm chủng sẽ mở rộng tới nhiều nhóm đối tượng và theo yêu cầu. Với hình thức tiêm dịch vụ, người dân có nhu cầu có thể tiếp cận vaccine một cách công bằng với tiêu chí công khai, minh bạch về chi phí, hiệu quả.
Khi nguồn cung dồi dào, chủ trương của ngành y tế là tiêm ngừa COVID-19 trên diện rộng, càng nhanh và càng nhiều càng tốt. Theo lý thuyết về dịch tễ học, tối thiểu cần trên 80% dân số được chủng ngừa để đạt miễn dịch cộng đồng. Cơ chế này sẽ làm tác nhân gây bệnh không thể tìm thấy đủ số lượng cá thể để trú ẩn, nhân lên và lây nhiễm, qua đó có thể sớm đẩy lùi đại dịch.
Bình luận của bạn