Kiểm soát đái tháo đường với 7 cách đơn giản không ngờ

Tập thể dục giúp người bệnh kiểm soát đái tháo đường tốt hơn

Suy nghĩ sai phổ biến về chế độ dinh dưỡng bệnh đái tháo đường

Thêm bằng chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Những loại trái cây và rau quả tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường

Thừa cân khiến bệnh đái tháo đường type 2 thêm nặng

1. Ăn uống lành mạnh

Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn uống. Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, sữa đã tách béo và thịt nạc. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối và mỡ. Lưu ý, thực phẩm giàu tinh bột tác động rất nhanh tới mức đường huyết, vì vậy bạn cần quản lý một cách chặt chẽ lượng tinh bột từ thực phẩm.

2. Tập thể dục

Nghiên cứu chỉ ra rằng, đi bộ nhanh từ 30 – 60 phút mỗi ngày giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, duy trì vóc dáng và giảm bớt căng thẳng.

3. Lên lịch khám bệnh

Hãy đi khám ít nhất 2 lần/năm. Vì đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, vì vậy, bạn cần xét nghiệm cholesterol, huyết áp và chỉ số A1c (đường huyết trung bình trong 3 tháng). Bạn cũng cần đi khám mắt và chân vì kiểm soát đường huyết kém có thể gây ra biến chứng cho những bộ phận này.

Người bệnh đái tháo đường cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần

4. Quản lý căng thẳng

Khi căng thẳng, lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Và nếu bạn đang lo lắng, bạn có thể sẽ không quản lý tốt được bệnh. Bạn có thể quên tập thể dục, ăn uống không đúng cách, hoặc dùng thuốc sai quy định. Đi bộ thư giãn, tập yoga hoặc thực hiện những hoạt động yêu thích giúp giảm bớt căng thẳng.

5. Ngừng hút thuốc

Đái tháo đường làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, mắt, đột quỵ, bệnh thận, tổn thương thần kinh và các vấn đề ở chân. Nếu bạn có thói quen hút thuốc, nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe thậm chí còn cao hơn.

6. Hạn chế rượu

Hạn chế rượu giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng hơn. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên uống quá một chén nhỏ, nam giới không nên uống quá hai chén nhỏ mỗi ngày. Rượu có thể làm cho lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc quá thấp. Hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước khi uống và thực hiện các bước để tránh hạ đường huyết. Nếu bạn sử dụng insulin hoặc dùng thuốc cho bệnh đái tháo đường, khi uống, bạn nên ăn nhiều hơn một chút.

7. Sử dụng thực phẩm chức năng

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường là cách đơn giản để người bệnh có thể duy trì đường huyết ổn định, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Lưu ý, cần tham vấn ý kiến bác sỹ/dược sỹ để có được liệu trình thích hợp.

M. Hiếu H+ (Theo WebMD)

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết