Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về VSATTP đối với các cơ sở
Đảm bảo hiệu quả "Tháng hành động vì chất lượng VSATTP" năm 2015
Tội vi phạm quy định về VSATTP: Đỏ mắt không thấy người... vi phạm
Cần có hệ thống thông tin thực trạng VSATTP
Hà Tĩnh: Xử phạt 13 cơ sở vi phạm VSATTP trong dịp Tết Trung thu
Đây là chương trình nhằm nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về VSATTP từ Trung ương đến địa phương đủ năng lực quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Theo đó, để đạt được mục tiêu "trên 75% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về VSATTP", Bộ Y tế giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhanh chóng tiến hành thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra thực địa và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phân cấp.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo VSATTP và đánh giá kế hoạch hàng năm: Kiểm tra việc thực hiện các quy định về VSATTP; Tháng hành động vì chất lượng VSATTP; kiểm tra đột xuất phát sinh trong quản lý VSATTP; kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của các Dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia VSATTP.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt?
Các Chi cục ATVSTP địa phương cần tổ chức các hoạt động tư vấn hướng dẫn cho các các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP) và phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
Theo thống kê của Cục ATTP, từ 17/12/2014 tháng 3/2015, toàn quốc đã xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm với 462 người mắc, 454 người phải nhập viện và 6 trường hợp tử vong.
Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục ATTP cho biết, trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với các Viện khu vực, các Chi cục ATVSTP tại địa phương để theo dõi, nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
- 75% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về VSATTP.
- 80% cán bộ làm công tác quản lý, thanh tra VSATTP tại tuyến Trung ương, khu vực, tỉnh, thành phố được bồi dưỡng và nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ.
- 75% cán bộ làm công tác VSATTP tuyến cơ sở (quận/huyện, xã/phường) được bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về VSATTP.
- 68% người sản xuất, 68% người kinh doanh, 68% người tiêu dùng và 77% cán bộ quản lý lãnh đạo hiểu và thực hành đúng về ATTP.
- 80% phòng thí nghiệm cấp tỉnh tham gia thử nghiệm liên phòng đánh giá chất lượng kiểm nghiệm.
- 50% phòng thí nghiệm cấp tỉnh/thành phố đạt ISO 17025:2005.
- Tỷ lệ ca ngộ độc/100.000 dân trong các vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo < 8.
- Giảm 5% số vụ ngộ độc thực phẩm ≥ 30 người mắc so với năm 2014.
- 85% số cơ sở dịch vụ ăn uống do tỉnh/TP quản lý, CSSX KD do y tế quản lý được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Bình luận của bạn