Hãy xem 9 loại nếp nhăn hiện diện trên mặt để tự chẩn đoán xem cơ thể đang mang bệnh gì nhé!
1 Nếp nhăn trên trán: Bệnh liên quan đến áp lực (stress)
Nếp nhăn nằm ngang trên trán là biểu hiện của một người hay suy nghĩ. Một nếp nhăn nhỏ là thể hiện chủ nhân của nó rất tích cực suy nghĩ và nhạy bén về mặt quan sát. Nếu như nếp nhăn trên trán không liên tiếp, hình lượn sóng, những người này tâm trạng thường hay lo nghĩ không yên, tâm trạng thường hay đau khổ, có khả năng mắc bệnh stress.
Biện pháp phòng tránh và chữa trị: Làm những việc bản thân cảm thấy vui vẻ, giải toả áp lực, có thời gian dùng hai bàn tay vuốt nhẹ trên trán từ giữ đến hai bên thái dương tầm 5-10 phút .
2. Nếp nhăn trên sống mũi: Bệnh liên quan đến trí nhớ
Nếp nhăn trên sống mũi đến giữa hai lông mày thường là biểu hiện của một người hay làm công việc trí não, thường xuyên lo nghĩ. Những người này thường hay bị đau nửa đầu. Ngược lại nếu xuất hiện nếp nhăn hình chữ thập (liên tục không bị ngắt quãng) thì những người này rất ít bị bệnh.
Biện pháp phòng tránh và chữa trị: Thức ăn tăng cường trí nhớ có nhiều loại, nếu có thời gian có thể tự làm bánh quy bổ não tăng cường trí nhớ: một thìa thyme (tăng cường lưu thông máu nên não , hạ huyết áp) và 10 thìa bột mỳ (wheatmeal), thêm ít nước hoà vào rồi nướng trong lò. Bởi vì thyme và bột mỳ đều có một lượng lớn các nguyên tố vi lượng (microelement)rất có lợi đối với việc tăng cường trí nhớ.
Vùng da mặt cũng cần phải cung cấp thêm năng lượng, chọn loại kem dưỡng da thành phần có creatine ,vì creatine là thành phần chủ yếu giúp tăng cường sức mạnh của cơ mặt.
3. Nếp nhăn 2 bên gò má: Biểu hiện của các bệnh về mạch máu
Hai bên gò má là nơi da mặt tương đối mỏng và yếu, rất dễ nhìn ra các bệnh liên quan đến mạch máu. Nếu như nếp nhăn gò má phải đậm hơn gò má bên trái thì có thể là chức năng của gan kém. Nếu như gò má có nếp nhăn nằm nghiêng hoặc lệch thì nên đi kiểm tra xem có bệnh cao huyết áp hay không. Nếu như trên xương gò má xuất hiện nếp nhăn hình lưỡi liềm thì có khả năng là chân bị bệnh.
Biện pháp phòng tránh và chữa trị: Cần có chế độ ăn uống gồm có phong phú rau xanh và các loại thịt cá, có thể kết hợp vận động vừa phải. Đối với da mặt nên kết hợp giữ ẩm và tẩy tế bào chết.
4. Nếp nhăn trên mũi: Biểu hiện của bệnh tim mạch
Nếp nhăn trên mũi là nếp nhăn do di truyền , tuổi tác càng cao thì nếp nhăn càng rõ. Trong y học cổ truyền, nếp nhăn ở mũi là biểu hiện của bệnh tim. Một trong những người thầy đông y giỏi có thể thông qua những nếp nhăn nhỏ ở mũi mà đoán bệnh.
Nếu như trên sống mũi xuất hiện rất nhiều nếp nhăn hình chữ thập thì có khả năng rất cao là bị bệnh cột sống hoặc bệnh thận nặng. Những người có nếp nhăn loại này cột sống thường bị biến dạng .
Biện pháp phòng tránh và chữa trị: Muốn tăng cường sức khoẻ tim mạch mỗi ngày có thể uống một chút rượu vang đỏ. Rượu vang đỏ là loại đồ uống tốt nhất cho tim mạch. Có thể dùng thêm các loại kem dưỡng da chứa vitamin C có chức năng phòng tránh da mặt nhão và sệ .
5. Nếp nhăn giữa hai lông mày: Biểu hiện của căng thẳng và áp lực
Nếp nhăn giữa hai lông mày trong y học cổ truyền thường hay gọi là “nếp nhăn giận dữ”. Có thể phát hiện một người tập trung suy nghĩ hoặc tức giận khi thấy vị trí giữa hai lông mày xuất hiện nếp nhăn. Nếu như tâm lí căng thẳng hoặc chịu áp lực lớn “nếp nhăn giận dữ” sẽ dần dần xuất hiện. Ngoài ra nếp nhăn giữ hai lông mày còn là biểu hiện của các bệnh về mũi .
Biện pháp phòng tránh và chữa trị: Nếu muốn nâng cao khả năng tập trung , chỉ cần mỗi ngày ăn 5~10 hạt hạnh nhân ngọt, loại thức ăn này được gọi là thức ăn tốt nhất cho các tế bào thần kinh .
6. Nếp nhăn quanh mắt: Biểu hiện bệnh về thính lực, tim mạch, trĩ.
Vùng da quanh mắt vô cùng mỏng manh, nếp nhăn quanh mắt thường được gọi là “nếp nhăn cười”hoặc “nếp nhăn tâm trạng”. Trong y học truyền thống thường hay gọi là “ nếp nhăn tâm trạng” bởi vì không chỉ có lúc tâm trạng vui vẻ mà lúc lo lắng hoặc đau khổ thì nếp nhăn quanh mắt cũng đều xuất hiện. Ở những người lạc quan thì vùng da quanh mắt thường hay xuất hiện “nếp nhăn cười” hình cong.
Người có loại nếp nhăn này thường hay có thính lực suy giảm và tổ chức cơ bị yếu, có khả năng bị trĩ. Nếp nhăn nhiều và rõ chủ yếu ở mí mắt trên là dấu hiệu của bệnh tim. Nếp nhăn rõ ở khoé mắt ngoài là biểu hiện của thính lực yếu và đau nửa đầu .
Biện pháp phòng tránh và chữa trị: Nên khống chế tâm trạng của bản thân và thả lỏng .
7. Nếp nhăn dưới mắt: Biểu hiện của chức năng giải độc có vấn đề
Nếp nhăn dưới mắt là biểu hiện cho khả năng giải độc của thận và bàng quang. Vùng da dưới mắt cực kì mỏng và tốc độ bị khô vô cùng nhanh. Quầng thâm mắt nặng cần phải bổ thận. Vùng da dưới mắt xuất hiện nếp nhăn hình bán nguyệt là biểu hiện của các bệnh liên quan đến tim, thận, bàng quang.
Biện pháp phòng tránh và chữa trị: Uống nhiều nước và tăng cường thức ăn có tính kiềm. Các loại lúa mì có khả năng giải độc cho thận rất là tốt. Kết hợp sử dụng thêm kem dưỡng mắt và xoa bóp .
8. Nếp nhăn vuông góc trên miệng: Biểu hiện của nội tiết tố suy giảm
Trong và sau thời kì mãn kinh, lúc cơ thể thiếu hụt hóc môn nữ (estrogen, nếp nhăn trên khoé miệng sẽ xuất hiện. Những người vùng da ở giữa miệng và mũi xuất hiện nếp nhăn thường là những người quan niệm bảo thủ, thái độ đối xử với người khác không được tốt. Đây cũng là biểu hiện của nội tiết tố kém. Nếu như xuất hiện nếp nhăn dài và nghiêng từ mũi đến miệng thì đây là biểu hiện của bệnh tim .
Biện pháp phòng tránh và chữa trị: Đậu tương và lúa mì và các loại rau xanh (ví dụ bông cải xanh ,bí đao…) đều có tác dụng cải thiện nội tiết tố. Bắt đầu từ 40 tuổi trở đi, cơ thể đặc biệt là làn da cần có các loại protein từ thực vật. Đậu nành có tác dụng cực kì tốt trong việc chăm sóc làn da, giúp làn da giữ ẩm và giảm bớt nếp nhăn .
9. Nếp nhăn ở bên góc miệng: Biểu hiện của bệnh dạ dày
Nếp nhăn rõ ràng ở góc miệng bên phải là biểu hiện của các bệnh liên quan đến gan và mật, có khả năng là gan và mật làm việc quá mức. Nếp nhăn rõ ràng ở góc miệng bên trái thì là biểu hiện bệnh của lá lách. Nếu như góc miệng có những nếp nhăn nhỏ thì khả năng người này là người ngạo mạn và có bệnh liên quan đến dạ dày .
Biện pháp phòng tránh và chữa trị: Y học truyền thống cho rằng, từ 1- 3 giờ đêm là thời gian nghỉ ngơi của gan. Nếu như ban đêm thường thức dậy thì nên dùng một số thuốc bổ gan và các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ. Về phương diện thức ăn thì nên dùng thêm hạt dẻ vì hạt dẻ có tác dụng bổ dưỡng gan.
Bình luận của bạn