Bảo vệ trẻ trong nắng Hè: Chỉ sử dụng kem chống nắng là chưa đủ

Chống nắng cho trẻ em như thế nào?

Điểm danh những vị trí bạn thường quên thoa kem chống nắng

Chống nắng hiệu quả bằng cách nào?

Tác dụng của chiết xuất cây Dương xỉ: Giúp chống nắng, chống tia cực tím

Cơ chế tác dụng của viên uống chống nắng toàn thân đến từ Mỹ

Chỉ kem chống nắng là chưa đủ: Kem chống nắng chỉ giúp trẻ phần nào chống lại tác hại từ tia bức xạ mặt trời và đây không phải là biện pháp bảo vệ quan trọng duy nhất. Khi trẻ ra ngoài trời, hãy cho trẻ mặc quần áo dài tay, sáng màu, đội mũ vành rộng, đeo kính râm và hoạt động trong bóng râm.

Lưu ý chọn kem chống nắng: Khi mua kem chống nắng, nên lưu ý chỉ số SPF (Sun Protection Factor). Hầu hết các bác sỹ da liễu khuyên bạn nên mua các sản phẩm chống nắng có SPF 30 - 50. SPF 15 ngăn được khoảng 94% lượng tia UVB, SPF 30 ngăn chặn được 97% tia UVB, SPF 45 ngăn chặn được khoảng 98% lượng tia UVB. Tuy nhiên, không nên chọn sản phẩm chống nắng SPF từ 50 trở lên, vì nó cũng không thể ngăn chặn được 100% tia UVB.

Bạn nên chọn kem chống nắng chuyên biệt được thiết kế riêng dành cho trẻ, chọn sản phẩm càng ít thành phần càng tốt nhằm hạn chế tối thiểu các tác nhân (chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản…) dễ gây dị ứng, kích ứng da ở trẻ.

Không chỉ có UVB, trong ánh nắng mặt trời còn chứa tia UVA khiến da nhanh bị lão hóa, xuất hiện các nếp nhăn, đồi mồi. UVB cũng là một tác nhân gây bệnh ung thư da. Vì vậy, nên chọn kem chống nắng phổ rộng (bảo vệ phổ UVA/UVB).

Thoa kem chống nắng liên tục: Thoa thêm kem chống nắng sau mỗi 2 - 3 giờ, hoặc khi ra mồ hôi quá nhiều, tiếp xúc với nước…

Uống nước nhiều hơn: Con người dễ mất nước hơn thông qua mồ hôi trong thời tiết nắng nóng. Trẻ cũng là đối tượng dễ mất nước vì hay chạy nhảy, nô đùa. Hãy nhắc trẻ uống nhiều nước trong ngày và trang bị sẵn chai nước để trẻ có thể mang theo người.

Chăm sóc da sau khi đi ra nắng: Khi mặt trời lặn, hãy gột rửa toàn bộ phần kem chống nắng bạn đã dùng trên da của trẻ. Để làm dịu da của trẻ khi bị cháy nắng, bạn có thể dùng dầu dừa hoặc gel lô hội (nha đam) và massage lên da.

Cẩn trọng khi cho trẻ ở một mình trong xe hơi: Có nhiều trẻ đã bị cảm, thậm chí bỏ mạng vì ở một mình trong xe hơi dưới trời nắng. Chỉ trong vòng 10 phút, nhiệt độ trong xe sẽ tăng lên hơn 10 độ C. Chính vì vậy, không bao giờ để trẻ một mình trong xe hơi và nên sử dụng các tấm chắn nắng ở cửa kính của xe.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ