Cảnh báo bệnh thủy đậu đang vào mùa

Virus thủy đậu vẫn có thể lây lan trong vòng 5 ngày sau khi trẻ hết bệnh.

TPHCM: Bệnh truyền nhiễm tấn công 7 trường học

Bệnh thủy đậu: Cẩn trọng biến chứng nguy hiểm!

Người lớn mắc thủy đậu có nguy hiểm không?

Dinh dưỡng ngăn ngừa sởi, thủy đậu

Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh. Người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý; Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường. 

 Theo thống kê, bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, tuy nhiên, từ tháng 2 - 6 là khoảng thời gian dịch phát triển mạnh. Đây là khoảng thời gian độ ẩm trong không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh thủy đậu phát tán và lây bệnh cho con người.

Cục Y tế dự phòng khẳng định: Thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.

Thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Viruscó khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân là những dấu hiệu của bệnh.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn