Tìm ra vaccine miễn dịch lâu dài với virus Ebola

Các nhà khoa học đã tìm và phát triển loại vaccine mới có khả năng miễn dịch lâu dài với virus Ebola

WHO: Sắp thử nghiệm vaccine Ebola tại "ổ dịch"

Vaccine Ebola đầu tiên an toàn cho người

Vaccine Ebola tạm ngưng sử dụng vì tác dụng phụ

Nga sẽ sản xuất 3 loại vaccine Ebola trong 6 tháng tới

WHO: Tiến hành thử nghiệm vaccine Ebola quy mô nhỏ

Theo các nhà nghiên cứu, loài vượn lớn châu Phi là một trong những "thủ phạm" chính lây nhiễm virus Ebola cho con người. Việc ngăn ngừa sự lây nhiễm của loại virus này trong các quần thể vượn đồng nghĩa với việc sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm Ebola trong tương lai. Bên cạnh đó, virus Ebola cũng được coi là một mối đe dọa lớn đối với sự sống của các loài vật hoang dã, vì vậy thành công của việc phát triển loại vaccine mới này đã được các nhà khoa học đánh giá rất cao.

TS. Michael Jarvis - tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Trước thực trạng số lượng vượn châu Phi trong tự nhiên đang giảm dần do virus Ebola và là con đường lây truyền virus sang con người thông qua việc buôn bán thịt thú rừng thì loại vaccine trong nghiên cứu mới sẽ là một giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ con người và loài vượn hoang dã thoát khỏi sự đe dọa tính mạng của virus Ebola".

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại vaccine dựa trên virus cytomegalo (CMV) - loại virus có khả năng lây nhiễm phổ biến với bất cứ người nào mà hiếm khi gây ra các triệu chứng bên ngoài. CMV thường được chỉ định cho người mang thai hoặc những người có hệ thống miễn dịch đang bị suy yếu. Vaccine dựa trên CMV đã cho ra hiệu quả rất tốt trong việc kích thích một phản ứng miễn dịch với các loài cụ thể và có khả năng lây lan dễ dàng từ cá nhân riêng lẻ.

Loài vượn lớn châu Phi là một trong những "thủ phạm" chính lây truyền virus Ebola cho con người

Loại vaccine mới này được TS. Michael Jarvis cùng các cộng sự dựa trên một nghiên cứu tiến hành trong năm 2011. Lúc đó họ đã chứng tỏ khả năng của vaccine CMV trong việc bảo vệ chuột thí nghiệm không bị lây nhiễm bởi virus Ebola. Tuy nhiên, giống như phần lớn các nghiên cứu khác, nghiên cứu năm 2011 chỉ giúp chuột có khả năng miễn dịch với virus Ebola trong một thời gian ngắn (thường là 6 tuần) sau khi được tiêm vaccine.

Trong nghiên cứu mới đây, TS. Michael Jarvis đã phát triển vaccine có khả năng miễn dịch với virus Ebola với thời gian dài hơn nhiều. Họ đã chứng minh rằng vaccine dựa trên CMV có khả năng chống lại virus Ebola lâu dài. Chỉ sau một liều vaccine, nó sẽ phản ứng duy trì với virus trong hơn 14 tháng và có khả năng miễn dịch kéo dài tới 4 tháng sau khi tiêm (119 ngày).

Ở bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm vaccine phòng chống virus Ebola qua vật mẫu của loài vượn, được coi là "tiêu chuẩn vàng" trong thử nghiệm vaccine nhằm so sánh khả năng miễn dịch của các loài vượn lớn với con người. Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà khoa học tiên lượng và xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra trước khi loại vaccine này được đưa vào sử dụng trực tiếp trong cơ thể con người.

Theo các nhà khoa học, một trong những rào cản lớn nhất trong việc bảo vệ loài vượn châu Phi hoang dã trước virus Ebola chính là chúng thường sống ở sâu trong rừng, vì vậy rất khó tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đẩy đủ để thực hiện việc tiêm chủng phòng ngừa. "Mặc dù phương pháp tiêm vaccine mới phòng ngừa virus Ebola cho vượn là không khả thi nhưng nghiên cứu này đã phần nào "dọn đường" trong cuộc chiến chống lại virus Ebola của con người và bảo vệ các loài động vật hoang dã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Còn về vấn đề tiếp cận, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm ra giải pháp cho vấn đề nan giải này", TS. Michael Jarvis nói.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn