Trẻ điếc đặc, viêm phổi nặng vì thời tiết “ẩm ương”

Trẻ dễ bị viêm tai mũi họng và sốt xuất huyết vào thời điểm giao mùa

Bé đi học mẫu giáo dễ rước bệnh lây nhiễm

Xa rời bầu sữa mẹ, bé dễ bị bệnh đường hô hấp

Giúp mẹ phân biệt tiếng ho để chữa bệnh hiệu quả cho bé yêu

Sự thật sau lời đồn kha tử chữa được viêm họng

Giao mùa là thời điểm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh dễ sinh sôi, phát tán. Trẻ nhỏ dễ mắc phải những bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, hô hấp và nhiều bệnh lây nhiễm. Trong đó, đặc biệt là viêm họng dai dẳng dẫn tới viêm phổi, viêm tai giữa, sốt xuất huyết…

Viêm họng, viêm phế quản

Đến hẹn lại lên, mùa thu đông năm nào, tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, số trẻ đến khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp cũng đều ở mức cao. Nhiều trẻ nhập viện với các triệu chứng chảy nước mũi trong, ho húng hắng… đây là biểu hiện giai đoạn đầu của viêm mũi họng, đặc biệt là viêm họng. Tình trạng này có thể nặng thêm, dẫn đến chảy mũi đặc, ngạt mũi, đau họng, khó thở, mệt mỏi, sốt nhẹ (38 độ C) hoặc sốt cao (39 - 40 độ C)… nếu trẻ không được chăm sóc, phòng bệnh kịp thời. Thực tế cho thấy, rất nhiều trẻ chỉ đến khám khi đã có những triệu chứng nặng, bệnh đã diễn tiến thành viêm phế quản.

Biểu hiện cụ thể như: Ho, tạo đờm, khó thở, tím tái, tức ngực, sốt cao và ớn lạnh. Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại cơn viêm phế quản, có thể gây ra viêm phế quản mạn tính - một trong những điều kiện dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đe dọa sự phát triển toàn diện cũng như tính mạng của trẻ.

Viêm tai giữa

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, nhiều cha mẹ tin rằng viêm tai giữa, chảy mủ tai chỉ xảy ra khi có nước chảy vào tai mà không biết rằng viêm tai giữa là hậu quả của bệnh viêm đường hô hấp trên. Vì vậy, ngay cả khi không đi bơi, đi mưa... thì bé vẫn có thể bị bệnh này.

Biểu hiện của viêm tai giữa thường xuất hiện sau khi trẻ bị viêm mũi họng vài ngày và chia làm 2 loại: Viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa tiết dịch. Viêm tai giữa cấp biểu hiện bằng sự đau tai dữ dội, trẻ quấy khóc không ngủ, có thể bị sốt, nôn mửa, ù tai, chóng mặt, sau đó trẻ bớt đau khi xuất hiện chảy mủ tai, có dấu hiệu nghe khó. Viêm tai giữa tiết dịch có biểu hiện nghiêm trọng hơn, bao gồm: Chảy mủ tai liên tục, nghe khó (thậm chí không nghe thấy gì), thủng màng nhĩ...

Khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Sốt xuất huyết

Theo ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, tính đến giữa tháng 9, cả nước có hơn 30.000 ca sốt xuất huyết ở 50 tỉnh thành, khiến 18 người chết. Dự báo dịch tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm. Với thời tiết giao mùa như hiện nay, nếu không dự phòng loại bỏ các vật chứa nước quanh nhà thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết rất cao.

Ở trẻ em, sốt xuất huyết thường bị nhầm lẫn với viêm họng, cảm lạnh vì nó cũng có những triệu chứng như: Sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, tiêu chảy, nôn ói... Ngoài ra, trẻ bị sốt xuất huyết thường có thêm biểu hiện: Đau người, nhức đầu, biếng ăn, không muốn chơi đùa, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tay chân lạnh toát, nôn ra máu... Sau đó, trẻ đau bụng, chảy máu cam, ói ra máu, đi ngoài có phân đen, nổi đốm xuất huyết ở da. Nếu trẻ sốt trên hai ngày phải đưa đi khám, uống thuốc theo đơn của bác sỹ. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ