Những năm đầu đời trẻ dễ bị viêm tai mũi họng liên miên

Vì sao trẻ hay bị viêm họng, đau họng, ho, viêm mũi họng...?

Viêm đường hô hấp ở trẻ: “Cửa ngõ” của nhiều bệnh nguy hiểm

Trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng cao

Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị bệnh hô hấp

Ngăn ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ không dùng kháng sinh

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, từ lúc chào đời tới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất và hoàn chỉnh nhất, bởi lẽ thành phần chất dinh dưỡng trong sữa mẹ vừa đủ cho nhu cầu hàng ngày của trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và nhất là các chất kháng khuẩn, globulin huyết thanh giúp tăng cường miễn dịch. Các chất này có tỷ lệ thích hợp và dễ hấp thu do đó đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ để phát triển một cách bình thường.

Nhưng khi phải rời bầu sữa mẹ, lượng kháng thể giảm đi rõ rệt, cũng là lúc trẻ phải tự mình xây dựng hệ miễn dịch và đối mặt với nhiều nguy cơ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh hô hấp, tiêu hóa, suy giảm miễn dịch… Đặc biệt là các bệnh liên quan tới hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn… ở trẻ học mẫu giáo, tiểu học.

Ngoài nguyên nhân hệ miễn dịch yếu thì cấu tạo hệ hô hấp chưa hoàn thiện cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ cứ viêm họng, đau ốm liên miên:

Mũi 

Mũi và khoang hầu của trẻ nhỏ ngắn và nhỏ; Lỗ mũi và ống mũi hẹp nên sự hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế. Vì vậy, không khí đi vào không được sưởi ấm và lọc sạch đầy đủ. Bên cạnh đó, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém nên trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng.

Trẻ em bị viêm tai mũi họng vì hệ miễn dịch yếu và cấu tạo hệ hô hấp chưa hoàn thiện

Họng - hầu

Họng hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hướng thẳng đứng. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ có amidan họng nên dễ viêm nhiễm, xuất tiết phù nề làm cho trẻ phải thở bằng miệng. Thở miệng sẽ không được sâu, không khí không được sưởi ấm, lượng không khí trao đổi ít hơn, lồng ngực sẽ kém phát triển. Từ 2 tuổi, amidan khẩu cái mới phát triển nên vẫn thường xuyên bị viêm nhiễm.

Thanh, khí, phế quản

Thanh quản: Khe thanh âm ngắn, thanh đới dài nên trẻ có giọng cao hơn. Từ 12 tuổi dây thanh đới của bé trai phát triển dài hơn bé gái nên bé trai sẽ bị vỡ giọng và trầm hơn.

Khí quản: Niêm mạc nhẩn, nhiều mạch máu nhưng tương đối khô vì các tuyến dưới niêm mạc chưa phát triển, sụn khí quản mềm dễ bị co giãn.

Phế quản: Phế quản gốc phải to hơn và dốc hơn phế quản gốc trái do vậy dị vật hay rơi vào phổi phải.

Đặc điểm chung của thanh, khí, phế quản ở trẻ em là lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu, vì vậy trẻ em dễ dị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh, khí, phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý.

Màng phổi

Màng phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuổi rất mỏng, dễ bị giãn khi tràn dịch, tràn khí màng phổi.

Lồng ngực

Ở từng độ tuổi, hình thể và cấu tạo lồng ngực của trẻ có những thay đổi nhất định.

Trẻ sơ sinh: Lồng ngực tương đối ngắn, hình trụ, đường kính trước sau gần như bằng đường kính ngang. Xương sườn nằm ngang, cơ hoành nằm cao và cơ liên sườn chưa phát triển đầy đủ. Do các đặc điểm trên, khi trẻ thở vào lồng ngực ít thay đổi, do đó trẻ nhỏ thở chủ yếu bằng cơ hoành.

Trẻ lớn: Các xương sườn chếch xuống dưới. Đường kính ngang tăng nhanh và gấp đôi đường kính trước sau do đó trẻ thở sâu hơn, nhiều hơn và cũng là điều kiện xuất hiện kiểu thở ngực.

Phổi

Phổi con người lớn dần theo tuổi: Sơ sinh (trọng lượng phổi 50 - 60gr), 6 tháng tuổi (trọng lượng tăng gấp 3 lúc sinh), 12 tuổi (trọng lượng tăng gấp 10 lần lúc sinh), trưởng thành (trọng lượng gấp 20 lần trẻ sơ sinh).

Ở phổi trẻ em, tổ chức đàn hồi ít, đặc biệt xung quanh các phế nang và thành mao mạch. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi, ho gà.

Rốn phổi gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu và nhiều hạch bạch huyết. Những hạch này liên hệ với các hạch khác ở phổi, vì vậy bất kỳ một quá trình viêm nhiễm nào ở phổi cũng có thể gây phản ứng của các hạch rốn phổi.

 


Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ