Con hư tại... cha mẹ - chẳng sai!

Càng bị la lắng, trẻ con càng bướng.

Dạy con việc nhà: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

Dạy trẻ tự kỷ: Từ tình yêu đến kỹ năng

Dạy trẻ "Cảm ơn" - một "nghệ thuật" khó

Con thích gì cũng được

Cha mẹ không bao giờ để con muốn gì được nấy, dù chỉ là món đồ chơi ở siêu thị hay một đĩa game... bởi đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ chỉ khiến trẻ hư hơn. Nếu bố mẹ luôn sẵn sàng mở ví mỗi lần con khóc lóc thì sẽ làm cho trẻ nghĩ rằng chỉ cần khóc thì mọi yêu cầu sẽ được đáp ứng. 

Cha mẹ hãy giới hạn cho bé những món đồ chơi mà bé có thể có mỗi tháng (Nguồn: Internet)

Lời khuyên cho cha mẹ: Hãy giới hạn con bạn được có một món đồ chơi mới mỗi tháng với một số tiền nhất định. Nếu chúng muốn nhiều hơn hay đắt hơn, chúng sẽ tự kiếm bằng cách làm việc nhà hay tiết kiệm tiền tiêu vặt.

Luôn bênh con

Khi một giáo viên hay người lớn khác nói với bạn về hành động sai trái của con, bạn thường không tin và luôn bênh vực trẻ. Một số cha mẹ còn khẳng định như đinh đóng cột rằng con họ không sai và bị người khác "trù dập". Đây là cách giải quyết sai lầm của nhiều phụ huynh, làm vậy là cha mẹ đang đồng tình với những việc làm sai của con.

Lời khuyên cho cha mẹ: Nếu giáo viên của con hay bất cứ ai phàn nàn về một hành động sai trái của trẻ, hãy lắng nghe và tìm hiểu sự thật. Giải thích với con rằng, dù con có làm điều gì không đúng thì cha mẹ vẫn yêu con. Cha mẹ cần dạy cho con biết thành thật và chịu trách nhiệm về hành động của mình.

 So sánh con với người khác

Trẻ học không giỏi bằng bạn bè, không ngoan bằng bạn bè nhiều cha mẹ nói: "Con xem bạn A đi kìa"! Việc cha mẹ so sánh con với những đứa trẻ khác sẽ khiến trẻ thêm tự ti, không muốn cố gắng; Trẻ sẽ cho rằng trong mắt bố mẹ, mình không bao giờ là tốt, là hoàn hảo. 

So sánh trẻ với người khác sẽ khiến trẻ thêm tự ti

Lời khuyên cho cha mẹ: Ngay cả khi bạn không hài lòng với con về điều gì đó, hãy nói chuyện một cách tích cực. Tránh tuyệt đối việc so sánh con với những đứa trẻ khác như anh chị em, bạn bè cũng như những cụm từ có thể làm tổn thương tinh thần của trẻ.

Đánh mắng con

Dạy con là một trong các công việc phức tạp nhất của cha mẹ. Phần đông phụ huynh biết rõ mình nên và không nên làm gì nhưng đôi khi tâm trạng không vui, bận việc... lại gặp lúc trẻ phạm sai lầm và cha mẹ đã đánh mắng con. Việc quát mắng to tiếng lặp đi lặp lại không thực sự giúp cha mẹ giải quyết được vấn đề. Quát mắng sẽ làm bé thêm lì lợm và không quan tâm đến những gì mẹ nói nữa.

Cha mẹ quát mắng trẻ không giúp trẻ ngoan hơn

Lời khuyên cho cha mẹ: Tốt nhất, cha mẹ nên hình thành thói quen không phản ứng ngay. Nếu trẻ nói sai, nói bậy hay quát mắng người khác... thì cha mẹ tuyệt đối không lên giọng mắng mỏ con “im mồm”, mà cần tìm nguyên nhân xem trẻ bắt chước ở đâu, nghe được chỗ nào, trẻ có thật sự hiểu những gì mình đang nói không hay chỉ nói bắt chước. Sự góp ý, nhận xét để con hiểu ra là cần thiết, nhưng phải đúng lúc và đúng cách.

Dọa con nhưng không thực hiện

Nếu mẹ liên tục dọa trẻ nhưng lại không thực hiện lời dọa ấy, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được mẹ không thực sự nghiêm túc khi dọa nạt. Chẳng hạn như việc mẹ lúc nào cũng nói: “Nếu con không ngoan thì mẹ không cho con đi chơi nữa” hay “con còn làm thế thì mẹ đánh đòn đấy”. Tại sao bé phải nghe lời mẹ nếu như bé biết trước rằng mẹ vẫn sẽ cho bé đi chơi vào cuối tuần và sẽ chẳng có trận đòn nào cả?

Lời khuyên cho cha mẹ: Trẻ không nghe lời cần nhận được hình thức xử phạt. Tuy nhiên, đó phải là những hình thức hợp lý và đúng sự thật. Nếu chúng ta đã nói, chúng ta phải làm được, tránh tình trạng dọa suông hoặc đe dọa trẻ những điều không có thật. Lâu dần, trẻ sẽ “nhờn” với lời dọa dẫm của mẹ.

Theo chuyên gia tâm lý Bela Raja (Ấn Độ): "Nếu cách giáo dục của bạn không hiệu quả và tiêu cực, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ. Cách nuôi dạy con tích cực là cha mẹ luôn tôn trọng nhu cầu và cảm xúc của trẻ cũng như trẻ tôn trọng cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ luôn khuyến khích, động viên trẻ phát triển cá tính riêng. Bạn cần dạy trẻ học cách tự tin và yêu bản thân. Thêm vào đó, bất kể trẻ lo lắng điều gì, kể cả nhỏ nhất, bạn cũng cần giúp đỡ trẻ vượt qua điều đó".
Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ