Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà: 3 sai lầm cha mẹ thường mắc phải

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà cần phải thực hiện đúng cách

Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

Chính thức thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia phòng sốt xuất huyết ở Nha Trang

Sốt xuất huyết và sốt rét gây hại thế nào cho phụ nữ mang thai?

Biến chứng có thể xảy ra khi truyền tiểu cầu do sốt xuất huyết

Theo nhiều bác sỹ, chuyên gia, biến chứng thường gặp nhất của sốt xuất huyết là suy thận và tổn thương gan. Các biến chứng này có thể xảy ra nếu mẹ mắc phải một số sai lầm dưới đây khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà:

Hạ sốt dồn dập

Sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà nếu chưa có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một lỗi sai nhiều bậc phụ huynh thường hay mắc phải khi chăm con tại nhà là cho bé dùng thuốc hạ sốt dồn dập. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, do đó thân nhiệt hạ xong sẽ lại tiếp tục tăng cao.

Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt liên tục

Tốt hơn hết, mẹ chị nên cho bé dùng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sỹ và dùng khi bé sốt cao trên 38,5oC. Trẻ cũng chỉ nên uống thuốc khoảng 4 - 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 5 - 6 tiếng.

Trong những ngày đầu, bé thường sẽ bị sốt cao, khó hạ sốt. Lúc này, cha mẹ không nên tự ý tăng liều vì uống nhiều thuốc hạ sốt có thể gây tổn thương gan cho con. Thay vào đó, mẹ có thể cho con mặc quần áo mỏng, nằm nơi thoáng mát, lấy khăn ấm lau trán, nách… cho bé để hạ sốt từ từ.

Tùy tiện dùng thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt Aspirin và Ibuprofen. Hai loại thuốc này có thể làm tình trạng chảy máu thêm trầm trọng, có thể khiến bé bị xuất huyết dạ dày, thậm chí tử vong.

Khi mắc sốt xuất huyết, trẻ sẽ bị rối loạn đông máu, khiến cơ thể dễ bị chảy máu hơn, biểu hiện ở các nốt xuất huyết dưới da hay chảy máu chân răng, chảy máu cam... Trong khi đó, Aspirin và Ibuprofen đều có tác dụng ngăn tập trung tiểu cầu, chống đông máu. Tốt hơn hết, mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt, với liều từ 10 - 15mg/kg cân nặng.

Tự ý truyền dịch tại nhà

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ sẽ bị mất nhiều nước, luôn mệt mỏi, cáu kỉnh. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý cho con truyền dịch tại nhà vì truyền dịch sai thời điểm, lạm dụng truyền dịch có thể gây phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Việc truyền dịch chỉ nên được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế đảm bảo, dưới sự chỉ định của bác sỹ.

Để bù nước cho con, mẹ nên cho bé uống nhiều nước (nước lọc, nước oresol, nước trái cây), ăn uống đủ chất dinh dưỡng và cho bé nghỉ ngơi hợp lý.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ