Chỉ có ba bệnh viện được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ (Ảnh: Tuổi trẻ)
Gần 100 hồ sơ đề nghị mang thai hộ
Từ ngày 15/3 cho phép mang thai hộ
Mang thai hộ lần đầu có quy định pháp lý
Gian nan “kiếp mượn bụng”
Theo đó, những người mang thai hộ sẽ được thống kê trên hệ thống máy tính có kết nối dữ liệu. Khi họ đã đăng ký làm tại trung tâm này mà sang trung tâm khác đăng ký tiếp thì chắc chắn sẽ không được làm nữa vì đã có mặt trong danh sách trước đó.
“Khi nhờ mang thai hộ, bên nhờ thường có nguyện vọng sinh con bằng phương pháp mổ để tránh rủi ro. Do vậy, người mang thai hộ không thể mang thai nhiều lần nên khả năng thương mại hóa là khó xảy ra. Bên cạnh đó, về thủ tục pháp lý cũng được quy định khá chặt chẽ”, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết.
Luật Hôn nhân Gia đình sửa đổi năm 2014 cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3, tính đến nay (18/3), đã có gần 100 hồ sơ đề nghị mang thai và mang thai hộ được gửi tới ba bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật này. Riêng Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có mười hồ sơ đủ điều kiện mang thai hộ, đây là mười trường hợp mang thai hộ và nhờ mang thai hộ đầu tiên tại Việt Nam.
Mang thai hộ là biện pháp đưa phôi hình thành từ tinh trùng chồng và vợ vào một phụ nữ khác. Khi đứa trẻ sinh ra sẽ được công nhận là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Điều kiện để mang thai hộ là: Người mang thai hộ tự nguyện, những người tham gia phải có xác nhận, chỉ định của cơ sở y tế, không có con chung; Phải có cùng huyết thống đối với chồng, hoặc vợ trong phạm vi ba đời và phải cùng hàng (vai vế với cặp vợ chồng).
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương;
- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế;
- Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM.
Bình luận của bạn