Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết con mình có bị giun kim hay không?
Trẻ bị mắc bệnh giun kim sẽ dễ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Giun kim ký sinh nhiều trong cơ thể dẫn đến da trẻ trở nên xanh tái, gây chậm phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Bé thường xuyên quấy khóc, bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay giật mình hoặc khóc đêm. Vì vậy mẹ cần lưu ý các dấu hiệu dưới đây, nó sẽ giúp bạn nhận biết con mình có đang bị giun kim hay không?
Chảy nước dãi nhiều: Khi bé chảy nước dãi nhiều mẹ thường lầm tưởng con mình đang mọc răng. Nhưng chảy nước dãi mà không có biểu hiện của việc mọc răng thì đấy là một trong những dấu hiệu trẻ bị mắc giun kim.
Phân nặng mùi: Nếu phân trẻ nặng mùi hơn trước thì có thể là đang có giun kim
Trẻ bị đau bụng: Bé có biểu hiện đau bụng âm ỉ và thường xuyên. Đây là dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị nhiễm giun kim nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác nữa. Khi thấy còn thường xuyên đau bụng, mẹ nên quan sát thêm các biểu hiện khác để phán đoán tình trạng của con.
Trẻ bị ngứa quanh hậu môn: Thông thường mắc giun kim gây nên là ngứa hậu môn. Sáng sớm, là lúc mà giun quấy nhiễu, lúc này giun kim đã xuống đến hậu môn của bé.
Trẻ ngủ không ngon: Ban đêm giun kim quấy nhiễu gây ngứa hậu môn khiến bé trằn trọc trong giấc ngủ và ngủ không ngon.
Da trẻ mẩn đỏ: Giun kim làm cho trẻ bị mần đỏ ở cánh tay và cẳng chân, khi thấy biểu hiện giun kim mẹ cần cho bé uống thuốc tẩy giun phù hợp với độ tuổi của bé. Tuy nhiên mẩn đỏ cũng có thể là do nóng trong hoặc các bệnh lý khác. Vì thế mẹ cần quan sát kỹ hơn xem bé có phải mắc giun kim hay không?
Ngậm đồ chơi: Không để trẻ ngậm đồ chơi trong miệng vì đây là một trong những đường lây nhiễm giun cho trẻ. Hãy vệ sinh đồ chơi của trẻ hàng ngày để tránh tình trạng trẻ cầm đồ chơi rồi lại cho tay chân vào miệng, gây lây nhiễm giun.
Cách phòng tránh giun kim: Tránh cho trẻ mắc bệnh giun kim mẹ cần rửa tay thường xuyên cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn; Vệ sinh và thay quần áo cho bé thường xuyên; Cho bé ăn chín uống sôi để tránh giun kim lây lan; Vệ sinh đồ chơi cho bé, không cho bé ngậm đồ chơi khi chưa được sát khuẩn; Bạn cũng nên thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời cho bé.