- Chuyên đề:
- Món ngon mỗi ngày
Một ly trà đào mát lạnh sẽ là thức uống tuyệt với trong mùa hè này
Chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa sỏi mật
Chung sống với bệnh suy tim không quá khó khăn khi bạn hiểu rõ bệnh
4 mặt nạ giúp ngăn ngừa lão hóa da từ trái cây mùa hè
Phải làm gì khi thuốc điều trị Parkinson không có hiệu quả?
Để làm đào ngâm, bạn cần chọn những quả đào thật tươi, sờ bên ngoài thấy cứng, vỏ hơi hồng hồng. Không nên chọn quả quá xanh sẽ khiến cho món đào ngâm bị chua, không thơm. Các nguyên liệu khác gồm có: đường phèn theo tỷ lệ bằng nửa trọng lượng số đào định ngâm (dùng các loại đường khác như đường vàng, đường kính trắng, thốt nốt… cũng được, tuy nhiên sử dụng đường phèn sẽ có lợi cho cơ thể hơn), quả quất hoặc chanh tươi, mật ong.
Đào mua về rửa sạch từng quả, ngâm vào nước muối loãng 15 phút rồi tráng lại, để ráo. Sau đó hoà một thau nước sạch với muối loãng và vắt 1 quả chanh vào. Dùng dao cắt bổ dọc theo đường rãnh trên của quả đào, tuỳ theo sở thích mà cắt miếng to hay nhỏ, nhỏ thì dễ tách và nhanh ngấm đường, còn to thì giòn hơn nhưng sẽ khó tách hơn.
Tách đào đến đâu thì thả ngay vào chậu nước muối loãng pha chanh tươi tới đó để miếng đào không bị thâm. Lưu ý, tách đào cả vỏ sẽ dễ hơn và không bị nát, sau đó mới gọt vỏ. Nếu gọt vỏ trước khi tách sẽ khó vì quả đào trơn, tách xong miếng đào bị nát, nhũn chảy nước. Khi đã gọt xong, vớt đào ra, để ráo.
Cho 1/3 đường cùng 50ml nước trắng vào nồi đế dày, bật bếp đun và để nguyên không đảo, nếu đảo đường sẽ kết tinh không tan chảy và chuyển sang màu cánh gián được, còn nếu cho quá nhiều nước việc đun đường sẽ lâu hơn. Khi đường tan chảy hoàn toàn, chuyển sang màu vàng nhạt thì hạ bớt lửa, nghiêng đi nghiêng lại nồi để đường tan đều, không được dùng đũa khuấy. Đường chuyển sang màu hơi cánh gián thì tắt bếp luôn, không được để quá lửa sẽ bị cháy đường dẫn đến bị đắng và hỏng. Công việc khó nhất của việc ngâm đào là thắng đường cho chuẩn.
Đường sau khi thắng xong đổ vào nồi khoảng 800ml nước trắng và toàn bộ chỗ đường còn lại, đun cho tan toàn bộ đường, thật sôi mới thả đào nhẹ tay vào nồi. Đun vừa lửa nồi đào trong khoảng 5-7 phút (tùy theo miếng đào cắt dày hay mỏng mà chỉnh thời gian đun đào). Chú ý không cần đậy vung trong quá trình đun khi có đào để tránh nhũn nát. Tiếp đó, rót mật ong vào nồi đào, đảo nhẹ tay để nước đào thêm vị ngọt tự nhiên và thơm, sôi lại là tắt bếp, bắc nồi xuống ngay. Vớt toàn bộ chỗ đào đã chín ra một cái bát thật to, miếng đào lúc này chuyển sang màu vàng trong. Cho bát đào ra chỗ quạt mát, se nguội thì cho ngay vào ngăn mát tủ lạnh. Còn nồi nước đường cũng mở, để nơi thoáng mát cho thật nguội.
Chuẩn bị sẵn các bình và lọ thủy tinh thật sạch, khô ráo để đựng đào ngâm. Khi đào mát lạnh thì lấy ra, cho vào các bình/ lọ khoảng 2/3 để còn rót nước đường vào, đóng chặt kín, rồi cất ngăn mát tủ lạnh, sau 2 ngày là dùng được.
Khi uống, nếu muốn pha nước giải khát thì chỉ cần lấy nước và miếng đào ra cốc, pha thêm nước sôi để nguội rồi thả đá vào là uống được ngay.
Để pha trà đào, bạn mua 1 hộp trà đen vị đào, nhúng 1-2 túi lọc vào nước sôi khoảng 5 phút thì bỏ túi lọc đi. Để nước trà nguội thì cho nước ngâm đào, miếng đào vào cốc trà, hòa cùng chút nước chanh hoặc quất, thả đá, 1 củ sả tươi rửa sạch và 1 ngọn bạc hà vào là được một thức uống tuyệt vời, mát lạnh, thơm ngon.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng
Bình luận của bạn