Khi nào thì nêm muối vào thức ăn cho bé?

Bố mẹ đừng cho thêm muối vào thức ăn dặm của bé

Bé mới ăn dặm, ăn chocolate có hại gì không?

8 thực phẩm bạn nên bổ sung cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm theo Baby-Led Weaning: Mẹ cần lưu ý gì?

10 thực phẩm siêu tốt cho trẻ mới ăn dặm

Tiến sỹ Sarah Schenker - chuyên gia dinh dưỡng Anh, cho biết: Không cần cho thêm muối vào thức ăn của em bé.

Trẻ sơ sinh chỉ cần một lượng muối rất nhỏ: ít hơn 1gr (0,4gr sodium) mỗi ngày cho đến khi bé được 12 tháng. Thận của bé không thể đối phó với lượng muối nhiều hơn.  Trước khi bé được 6 tháng tuổi, bé sẽ nhận được tất cả lượng natri cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Khi bé được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, mẹ cũng không cần phải cho thêm muối vào thức ăn cho bé, ngay cả khi bạn thấy món ăn có vị chua. 

Trẻ chập chững biết đi cũng cần rất ít muối.

Sau khi bé được 1 tuổi cho đến 3 tuổi, lượng muối tối đa được khuyến cáo hàng ngày cho bé là 2gr (0,8gr natri). 

Bố mẹ nên cẩn thận đừng cho con ăn bất cứ thức ăn chế biến sẵn nào không được làm riêng cho trẻ sơ sinh. Các loại thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng dành cho người lớn, nước sốt mì ống... có thể chứa nhiều muối. 

Thức ăn sẵn dành cho trẻ em bán ngoài thị trường như ngũ cốc, lọ thực phẩm ăn sẵn có hàm lượng muối thấp, vì muối không được thêm vào trong quá trình chế biến. Nhưng điều quan trọng là không nhầm lẫn thức ăn của trẻ ăn dặm với bữa ăn dành cho trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn. Các bữa ăn cho trẻ mới đi biết và trẻ lớn hơn có thể đã được cho thêm muối khi chế biến, vì thế không thích hợp với trẻ mới ăn dặm. 

Không cho bé ăn những thực phẩm có hàm lượng muối cao như: Thức ăn sẵn của trẻ em và người lớn; Bánh nướng; Bánh quy; Súp;  Nước sốt; Pizza; Thịt xông khói; Khoai tây chiên. 

Thay vào đó, hãy cho bé ăn những thực phẩm ít muối, có lợi cho sức khỏe như: Trái cây, rau củ, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu (như đậu lăng, đậu Hà Lan), sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức). 

Một số loại rau, trái cây đóng hộp có chứa muối, vì vậy hãy kiểm tra nhãn sản phẩm. Gạo và mì ống sấy khô cũng có hàm lượng muối thấp, nếu bạn không cho thêm muối vào nước nấu. 

Nếu bạn có thói quen đọc kỹ nhãn thực phẩm, bạn sẽ biết được loại thực phẩm nào tốt cho em bé. Muối cũng được viết là natri trên nhãn thực phẩm: 2,5gr muối tương đương 1gr natri. Nồng đồng muối cao là hơn 1,5gr muối  (hoặc 0,6gr natri) cho mỗi 100gr thực phẩm; Nồng độ muối thấp là 0,3gr muối hoặc 0,1gr natri) hoặc ít hơn cho mỗi 100gr thực phẩm. 

Tiến sỹ Sarah Schenker - chuyên gia dinh dưỡng, thành viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh.

Cô đã có bằng tiến sỹ về dinh dưỡng sau khi thực hiện nghiên cứu và báo cáo tại trường Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Thực phẩm ở Norwich.

Sarah Schenker làm việc tại Quỹ dinh dưỡng Anh Quốc. Hiện cô có hai đứa con nhỏ.

An An H+ (Theo babycentre.co.uk)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ