Những điều khiến bạn khác biệt với 7,2 tỷ người trên thế giới (P1)

Bảo mật bằng dấu vân tay là hình thức phổ biến và quen thuộc

Nốt ruồi khai vận, tẩy đi được sao?

Chọn nghề bằng cách... xem vân tay

Xoè bàn tay, đếm món ăn để cân bằng calorie mỗi ngày (cho nữ giới)

Những điều khiến bạn khác biệt với 7,2 tỷ người trên thế giới (P2)

Dấu vân tay        

Theo các nhà khoa học, không có 2 người có dấu vân tay trùng nhau, kể cả những trường hợp sinh đôi cùng trứng.

Trong điều tra tội phạm, dấu vân tay là một trong những chứng cứ quan trọng để cảnh sát điều tra thu thập và tìm ra thủ phạm. Dấu vân tay cũng được sử dụng như một ký hiệu riêng của cá nhân từ hàng nghìn năm trước.

Từ những năm 300 trước Công Nguyên tại Trung Quốc, những bức thư đã được viết bằng đất sét và được “kí” bằng dấu vân tay của tác giả. Năm 1880, TS. Henry Faulds đã xuất bản cuốn sách chỉ ra dấu vân tay là phương thức độc đáo giúp xác định bản chất của con người.  

Xác suất 2 người có dấu vân tay trùng nhau là 1/64 tỷ

Những năm sau đó, dấu vân tay đã trở thành một trong những yếu tố được xác định trong các vụ án hình sự. Theo nhà khoa học Sir Francis Galton, xác suất để hai người có dấu vân tay trùng nhau lên đến 1/64 tỉ người – trong khi chỉ có khoảng 7,2 tỉ người trên thế giới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có dấu vân tay rõ ràng và sẽ khó xác định được cá nhân họ trong những trường hợp như vậy. Các nhà khoa học cũng có nhiều nghiên cứu xung quanh các bộ phận cơ thể khác giúp chứng minh bản chất của con người.

Đôi tai

Có thể bạn không nghĩ quá nhiều về đôi tai ngoại trừ chức năng của nó. Nhưng đôi tai của mỗi người thực sự có những đường cong và chuỗi xoắn khá độc đáo. Không giống như dấu vân tay (có thể thay đổi một chút, bị mờ đi hay bị sẹo), đôi tai của bạn hầu như sẽ không có gì thay đổi khi bạn già đi, theo nghiên cứu của đại học Đại học Southampton (Anh).

Tai hầu như không thay đổi khi con người già đi

“Khi bạn được sinh ra, đôi tai của bạn đã được hình thành đầy đủ. Theo thời gian, dái tai sẽ thay đổi chút ít nhưng tổng thể vẫn giữ nguyên.” Nhà nghiên cứu khoa học máy tính Mark Nixon chia sẻ năm 2010 trong Hội nghị Quốc tế về Sinh trắc học lần IV.  Đội ngũ của Nixon đã phát triển thuật toán giúp nhận dạng một người trong số 252 người khác với độ chính xác lên đến 99.6% thông qua việc xác định hình dáng đôi tai.

Thuật toán này vẫn có một số hạn chế do hình dáng đôi tai có thể thay đổi khi một người bị tai nạn ở tai hoặc khi họ đeo trang sức nặng có thể thay đổi hình dạng của tai. Các nhà nghiên cứu cho rằng nên bổ sung phương pháp này với việc xác định dấu vân tay để nhận dạng. Cũng theo hướng này, hình dáng tai cũng có thể được áp dụng trong lĩnh vực pháp y và nhiều lĩnh vực khác. 

(Còn tiếp)

Thu Hà H+ (Theo Medico Journal)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp