Bám mẹ quá sẽ khiến bé trở nên phụ thuộc, thiếu tự tin
Dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
Kiên nhẫn dạy bé... kiên nhẫn
Dạy bé tự bảo vệ khi gặp người lạ
Ngủ chung giường... khuyến khích bé tự lập
Stress vì con quá bám mẹ
Do ông bà nội, ngoại ở xa không nhờ trông cháu, chồng lại đầu tắt mặt tối đi làm kiếm tiền nên ít chơi cùng con nên chỉ có 2 mẹ con chị Huyền (Cầu Giấy) quanh quẩn ở nhà. Bé Bi con chị hơi nhút nhát nên bám mẹ quá mức bình thường: Ngủ dậy không thấy mẹ đâu: Khóc; Người lạ bế: Khóc; Không thấy mẹ trong tầm mắt cũng khóc. Chị Huyền kể kể: “Có hôm đang dọn nhà thì con thức đành phải vừa bế con, vừa lau nhà, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa… Bây giờ bé đã hơn 1 tuổi, đã biết đi nhưng vẫn cứ theo sau lưng tôi. Nhiều lúc đang bận việc mà thấy con khóc tưởng như phát điên lên”.
Cũng tương tự với chị Huyền là hoàn cảnh của chị Thư (Thanh Xuân), bé My con gái của chị cũng không chịu rời mẹ nửa bước. Không thấy mẹ thì bé My rất ngoan nhưng chỉ kịp thoáng thấy bóng mẹ đi qua là bé bỏ đồ chơi, lẽo đẽo khóc đòi mẹ. Đang chơi với bố, nhưng thỉnh thoảng bé vẫn nhìn quanh, không thấy mẹ là khóc. “Mệt với con lắm, mình chẳng làm được việc gì. Nghĩ mãi mà chưa tìm được cách để con bám ông bà. Cứ thế này thì mình chết mất”.
Bám mẹ là hiện tượng bình thường của các bé trong quá trình phát triển
Các chuyên gia tâm lý cho biết, thói quen bám mẹ ở các bé là quá trình phát triển tâm lý bình thường. Nhưng trong một số trường hợp, nếu bé bám lấy mẹ mọi lúc, mọi nơi thì hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển độc lập của bé. Bám mẹ trở nên thái quá sẽ khiến bé thiếu tự tin, khả năng hòa nhập yếu nên cũng không tốt cho bé. Sự dựa dẫm quá lớn vào mẹ sẽ cản trở sự tự tin của bé.
Vì vậy dù yêu thương con nhưng các mẹ chớ nên ở bên con 24/24 giờ mỗi ngày. Nếu các mẹ không đi làm mà chỉ ở nhà nội trợ thì cũng nên tập tách bé ra khỏi mẹ. Chẳng hạn, trong lúc bé vui chơi hoặc xem tivi ngoài phòng khách, bạn có thể lau chùi, dọn dẹp phòng bếp bên cạnh.
Cha mẹ nên làm gì?
Thường xuyên đên chơi nhà bạn bè: Để bé tiếp xúc với nhiều bạn thì càng có lợi cho việc xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh. Bé sẽ hiểu được quan hệ giữa những thành viên trong xã hội và xây dựng tình bạn thân thiết với những người khác.
Dạy bé cuộc sống tự lập: Mẹ nên để bé học cách tự lập. Chỉ khi bé có thể tự mình giải quyết vấn đề của bản thân, bé mới không dựa dẫm vào mẹ, nếu không bé sẽ cho rằng mẹ là nhân vật “vạn năng”, còn mình cái gì cũng không biết làm nên tất nhiên sẽ phụ thuộc vào mẹ. Khi bé được 5 tuổi, cha mẹ hãy cho bé ngủ riêng, nếu ngủ cùng phòng với cha mẹ hãy để bé nằm riêng một giường.
Cha mẹ cần dạy bé tự lập từ khi còn bé
Tập cho bé quen với sự chăm sóc của người khác: Đừng để sát ngày đi làm bạn mới tập cho bé không bám mẹ. Khi bé hết tháng thứ nhất, bạn cần giúp bé quen dần với những thời gian trong ngày sẽ có bố hoặc bà nội, bà ngoại bế. Bạn đừng trực tiếp làm tất cả mọi việc. Thay vào đó, chỉ cần đứng gần, cho bé cảm nhận được mẹ vẫn bên cạnh. Nếu bạn thực hiện điều này từ sớm, đến thời điểm bạn đi làm lại, bé sẽ dần quen với việc vắng mẹ.
Không sợ con khóc: Từ hai tuổi trở đi, bé có thể tự tham gia vui chơi cùng nhóm bạn, vừa là học nói, vừa là hình thành khả năng thích nghi xã hội. Không nên sợ con khóc, lo con bị bạn bắt nạt mà “cách ly” bé với bạn chơi. Hãy để cho bé hòa đồng bằng cách đưa bé đến nơi có nhiều bé cùng tuổi khác. Hãy tôn trọng cách tham gia hòa nhập của bé.
Nâng cao tính cộng đồng cho bé: Mẹ nên thường xuyên dẫn bé đến các nơi công cộng như công viên, siêu thị… để bé tập trung vào việc khám phá những điều mới mẻ thay vì bám chặt mẹ. Việc để trẻ tự do chơi với những em bé khác sẽ giúp con thêm mạnh dạn, hòa đồng. Một mặt sẽ khiến trẻ nguôi ngoai nỗi nhớ mẹ mỗi khi đi vắng, mặt khác giúp bé phát triển khả năng giao tiếp.
Bình luận của bạn