Mệt mỏi cũng có thể gây gãy xương

Làm thế nào để xử lý và phòng tránh gãy xương do mệt mỏi, stress gây nên?

Tiếp xúc với cadmium có trong pin, khói thuốc lá, thực phẩm dễ gây yếu xương

Thiếu xương và loãng xương khác nhau như thế nào?

Bị gãy xương nên ăn gì để mau lành?

Trị gãy xương đùi bằng cần sa

Nguyên nhân gây gãy xương chính là do cộng hưởng của những sự gắng sức, thường xảy ra đối với các đốt xương bàn chân là những xương dài nằm trên vòm bàn chân hoặc các xương gót chân. Cũng có thể gặp các thương tích ở cao hơn, trên xương cẳng chân như xương chày, xương mác. Tuy nhiên, đây là loại gãy không gây biến chứng.

Nó còn là hậu quả của hàng loạt các chấn thương nhỏ chưa kịp hồi phục do tần số và cường độ của các chấn thương lặp lại và lịch tập luyện dày đặc (chủ yếu ở các vận động viên). Xương bị các chấn thương nhỏ (lặp đi lặp lại) có thể phát triển về kích thước, khi các tiểu chấn thương không kịp hồi phục có thể gây gãy xương.

Triệu chứng của gãy xương là đau, đau tăng khi đặt bàn chân xuống đất và giảm bớt khi để bàn chân ở tư thế nghỉ ngơi. Cuất hiện sự sưng nề nhẹ nơi xương gãy, sờ nắn vào gây đau nhói, đôi khi còn xuất hiện một ổ tụ máu. Ngoài ra không có triệu chứng gì khác, không sốt, không nổi hạch và sức khoẻ bình thường. Nếu chụp X quang, có thể nhận thấy một đường sáng mảnh làm gián đoạn xương trên phim phóng đại. Hình ảnh X quang thường chỉ rõ sau 3 tuần khi can xương đã hình thành, phình hình củ hành hoặc giống hình vòng đốt thân tre.

Dưới đây là 7 cách phòng tránh và khắc phục gãy xương mệt mỏi gây ra:

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp