Dịp Tết, trẻ rất dễ xảy ra các tình huống tai nạn đáng tiếc do người lớn thường bận rộn với công việc dọn dẹp gia đình và tiếp khách mà lơ là với trẻ.
Các loại hạt như hạt dưa, hạt bí, hạt dẻ, hột ô mai, viên kẹo hoặc các loại đồ chơi có kích cỡ nhỏ là dị vật gây tắc đường thở hay gặp ở trẻ em. Tai nạn xảy ra do trẻ vừa chơi đùa vừa ăn uống và nghịch với dị vật. Đây là một trong những tai nạn nguy hiểm nếu cấp cứu không kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, phải thường xuyên để mắt đến trẻ và để trẻ tránh xa khỏi các loại hạt, đồ vật, đồ chơi có kích thước nhỏ
Mỗi gia đình không thể thiếu những bình hoa sặc sỡ vào dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên, phấn hoa lại dễ gây dị ứng với trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có những bệnh lý viêm mũi họng. Do vậy, để tránh gây kích thích đường hô hấp ở trẻ em, gây ra các cơn ho thì hạn chế bày nhiều lọ hoa trong phòng ngủ, để cao tầm với của trẻ, khi đi ra ngoài, tránh cho trẻ chơi đùa ở những khu vực có nhiều hoa
Trong ngày lễ Tết, gia đình bận rộn, công việc bếp núc cũng nhiều hơn, trẻ em chơi gần khu vực này có thể dễ đụng vào nước hay thức ăn nóng, hoặc đồ đang đun nấu. Trẻ nghịch ngợm bất cẩn kéo đổ vật nóng vào người, hay người lớn bận rộn nên để trẻ tự tắm mà không điều chỉnh nguồn nước nóng cho trẻ. Không để trẻ chơi ở gần khu vực bếp núc, để cẩn thận những đồ nóng khi đun nấu, tránh xa tầm tay trẻ, nên chuẩn bị nước ấm cho trẻ trước khi để trẻ tự tắm
Khói nhang cũng là một yếu tố dễ gây dị ứng, hắt hơi và ho cho trẻ nhỏ. Ngày Tết, các gia đình thường có thói quen thắp nhang nến trên bàn thờ liên tục. Do vậy, các gia đình nên mở cửa cửa sổ để khói được thoát làm loãng nồng độ trong nhà. Ngoài ra, khi đi lễ chùa, cũng nên để trẻ ở khu vực tập trung đông người, có nhiều khói nhang khiến trẻ khó thở
Các gia đình hay trang trí nhà cửa bằng các loại dây đèn nhấp nháy nhiều màu trên cành đào, cành mai. Những ổ cắm điện lộ thiên là đối tượng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Các dây điện dùng lâu hoặc các dây cắm không tốt là nguy cơ tiềm ẩn gây điện giật cho trẻ nhỏ. Vì vậy, nên ngắt điện ở tất cả những dụng cụ không sử dụng, dán băng keo hoặc dùng nắp đậy các lỗ cắm điện, thay các dây điện cũ, đặc biệt lưu ý các chỗ dây điện bị gấp khúc là nơi dễ bị sờn tróc vỏ bọc, cách ly trẻ khỏi khu vực có những dây điện để lộ thiên, những dàn đèn trang trí nhấp nháy…
Vào dịp này, trẻ em thường có rất nhiều đồ chơi, đặc biệt có cả những loại đồ chơi như súng, phi tiêu,… hay những loại đồ vật có chi tiết sắc nhọn. Trong trường hợp này cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sỹ kịp thời xử lý