Empty
59 dieu can biet ve thien_2

Năm 1979, tác giả Krishnamurti đã viết, “Con người, nhằm lẩn tránh những xung đột của chính mình đã bịa đặt nhiều dạng thiền. Các dạng thiền này dựa trên dục vọng, ý chí và tha thiết mong cầu sự thành tựu, ý muốn nói, xung đột và đấu tranh để thành đạt. Sự nỗ lực đấu tranh trên bình diện ý thức này luôn luôn nằm trong những giới hạn của một trí não bị quy định và trong đó thì không có tự do. Mọi nỗ lực hành thiền đều phủ nhận thiền.

Empty

Thiền quả thực là điều kỳ diệu. Hễ còn có bất kỳ sự thúc ép, bất kỳ sự cố gắng nào buộc tư tưởng rập khuôn, phải bắt chước, bấy giờ tư tưởng biến thành một gánh nặng đầy nhọc nhằn và đơn điệu. Thứ tịch lặng là con đẻ của dục vọng sẽ không còn soi chiếu được chi nữa; nếu thiền là truy tìm mong chứng đạt những cảnh giới và kinh nghiệm, thiền ấy chỉ đưa đến ảo tưởng hoặc tự mê hoặc mà thôi. Thiền chỉ thực sự có ý nghĩa khi tư tưởng tự nở và tàn; tư tưởng chỉ có thể nở trong tự do chứ không phải trong những khuôn mẫu tri thức không ngừng mở rộng. Tri kiến thức có thể cho thêm nhiều kinh nghiệm mới kèm theo cảm giác mạnh hơn nhưng tâm trí còn tìm kiếm kinh nghiệm – bất kỳ loại nào – cũng là ấu trĩ. Thành thục là thoát khỏi mọi kinh nghiệm, không còn bị tác động bởi vấn đề tồn tại hay không tồn tại nữa.

Thành thục trong thiền là giải phóng tâm trí khỏi tri kiến thức vì tri kiến thức quy định và khống chế mọi kinh nghiệm. Tâm trí tự thân là ánh sáng thì không cần kinh nghiệm nữa. Thiền là đi xuyên suốt thế giới của cái biết, thoát khỏi đó và bước vào cõi giới của cái không biết.

Empty
Empty
Empty

Trả một giá nào đó ở bất kỳ chợ đời nào, bạn đều có thể mua được hạnh phúc và khoái lạc. Còn cực lạc, bạn không thể mua được cho mình cũng như cho người. Hạnh phúc và khoái lạc bị ràng buộc bởi thời gian. Chỉ trong tự do giải thoát trọn vẹn mới có cực lạc. Khoái lạc tựa như hạnh phúc, bạn có thể tìm và thấy bằng nhiều cách. Nhưng chúng đến rồi đi. Còn cực lạc – niềm hân hoan ngập tràn nghĩa lý lạ thường – vốn không có nguyên nhân. Bạn không thể tìm thấy nó. Một khi cực lạc có ở đó, tùy tính chất của tâm trí mà nó ở lại – phi thời gian, vô nguyên nhân, vật không thể đo lường được bởi thời gian. Thiền không phải là săn đuổi khoái lạc hay truy tầm hạnh phúc. Trái lại, thiền là một tâm thái tuyệt dứt ý niệm hay công thức, do đó, hoàn toàn tự do giải thoát. Chỉ ở nơi tâm trí như thế, cực lạc, không tìm, không mời mà đến. Một khi cực lạc có đó, dù bạn có đang sống giữa thế giới náo động đầy khoái lạc và tàn bạo, tâm trí ấy cũng không bị xúc chạm được. Một khi cực lạc có đó, xung đột ngưng dứt ngay. Nhưng chấm dứt xung đột, không nhất thiết là giải thoát hoàn toàn. Thiền là vận hành của tâm trí trong tự do giải thoát. Trong sự bùng nổ của cực lạc khiến mắt nhìn trở nên hồn nhiên và lòng từ bấy giờ là cực lạc.

Empty

Ta không bao giờ nghe được tiếng chó sủa, tiếng trẻ con khóc hay tiếng cười của người qua đường. Ta tự chia cách, tự phân ly mình với vạn vật. Ta nghe và nhìn sự cô lập này. Sự chia rẽ này tàn phá khủng khiếp vì trong đó chứa đầy xung đột và hỗn loạn. Nếu bạn hoàn toàn tịch lặng khi nghe tiếng chuông, bạn sẽ tiếp tục cùng tiếng chuông bay xa hay đúng hơn, tiếng chuông sẽ mang bạn vượt qua thung lũng và núi đồi. Cái đẹp của sự thể chỉ cảm nhận được khi bạn và âm thanh đó không còn phân cách, khi bạn với âm thanh ấy là một. Thiền là chấm dứt phân cách, chia rẽ, không phải bằng ý chí hay dục vọng.

Thiền không cách biệt với cuộc sống; thiền là tinh hoa, là cốt tủy của cuộc sống đời thường. Nghe tiếng chuông ấy, nghe tiếng cười của bác nông dân đang rảo bước cùng vợ mình, nghe tiếng chuông xe đạp của một bé gái đang vượt qua, đó là cuộc sống nguyên vẹn tinh khôi, chứ không phải một mảnh vụn bị chia cắt nào – cửa thiền đó đang rộng mở.

Empty
Empty

Giác mà không lời, không danh, không từ, tức không niệm, không tưởng là một hiện tượng kỳ lạ hơn. Bấy giờ, giác trở nên cực kỳ sắc bén, không chỉ với não mà với cả mọi giác quan nữa. Giác như thế không phải là thứ vụn vặt của trí năng, cũng không phải sự việc của cảm xúc. Giác như thế có thể được gọi là toàn giác và đó là thiền. Giác mà không người-giác trong thiền là hiệp thông với độ cao cùng chiều sâu của cái mênh mông vô hạn. Giác này khác hẳn với việc thấy vật mà không có người-thấy, bởi vì trong giác của thiền vốn không có vật và do đó, không có kinh nghiệm. Thiền có thể vẫn diễn ra khi mắt đang mở và quanh mình là muôn vật. Nhưng bấy giờ vật không còn quan trọng nữa. Ta thấy vật nhưng cái tiến trình nhận biết không diễn ra, nghĩa là không còn kinh nghiệm.

Thiền như thế mang ý nghĩa gì? Không có ý nghĩa gì cả, không lợi ích chi cả. Nhưng trong loại thiền đó chuyển động cả một trời cực lạc lớn lao mà không thể lầm lẫn với khoái lạc. Chính niềm cực lạc khiến cho mắt, cho não, cho tâm hồn nhiên. Không thấy được cuộc sống là một cái hoàn toàn mới, cuộc sống sẽ biến thành một sự việc nhàm chán, buồn tẻ và vô vị. Vì vậy, tầm quan trọng của thiền là lớn lao hơn cả. Thiền mở toang cửa đi vào cõi giới vô lượng.

Empty

Thiền không bao giờ nằm trong thời gian; thời gian không thể mang lại cuộc chuyển hóa; thời gian có thể làm thay đổi nhưng sự thay đổi ấy lại cần phải được thay đổi nữa, tựa như mọi cuộc cải cách vậy. Thiền bắt nguồn từ thời gian luôn luôn bị trói buộc, trong đó không có tự do và không có tự do thì luôn luôn có chọn lựa và xung đột.

Empty

Ta thay đổi tận gốc cấu trúc của xã hội, thay đổi thứ đạo đức kinh hoàng của nó. Xã hội đó đã gây chia rẽ, chiến tranh giữa người với người, thiếu vắng cùng cực tình thương, lòng từ và đang hủy diệt toàn thế giới. Nếu thiền của bạn chỉ là việc riêng tư, mình bạn vui hưởng, đấy không phải là thiền. Thiền là thay đổi tận gốc và hoàn toàn tâm và trí. Điều này chỉ có thể thực hiện khi có sự tịch lặng nội tâm phi thường và chỉ duy có sự tịch lặng mới đem lại cái tâm đạo. Tâm đó mới biết cái gì là thiêng liêng thánh thiện.

Empty

Đẹp có nghĩa là nhạy cảm – một thân xác nhạy cảm tức là có chế độ ăn uống đúng, sống đúng. Bất ngờ, trí não tất nhiên, tự nhiên và hồn nhiên trở nên tịch lặng. Bạn không thể cưỡng bách trí não tịch lặng, bởi làm thế chính bạn đã tự hại mình, tự gây rối, bất an, đảo điên cho mình – vậy phải làm cách nào để trí não tịch lặng? Nhưng khi bạn thấu hiểu thế nào là tịch lặng; khi bạn thấu hiểu hỗn loạn, đau khổ là gì và liệu có dứt khổ được không và khi bạn thấu hiểu khoái lạc, thì bấy giờ, từ đó, một tâm trí tịch lặng phi thường mới thị hiện bạn không cần phải tìm kiếm. Bạn phải bắt đầu ngay từ đầu, bước đầu là bước cuối và thế là thiền.

Empty
Empty

Thế giới này không cho ta gì ngoài cơm ăn, áo mặc, nhà ở, cùng nỗi khoái lạc dắt dây muôn vàn khổ lụy lớn lao. Thiền là du hành rời xa thế giới này, là làm người hoàn toàn ngoại cuộc. Bấy giờ, thế giới, cuộc đời mới có ý nghĩa và cái đẹp của trời và đất mới thường hằng vĩnh cửu. Bấy giờ, tình yêu không còn là khoái lạc nữa. Từ đó, mọi hành động mới bắt đầu mà không phải kết quả của não trạng căng thẳng, mâu thuẫn, tìm cách thực hiện tự ngã hay sự cao ngạo của quyền lực.

Empty

Nếu bạn cố tâm tìm cách thoát khỏi tình thế hỗn loạn và khổ đau của cuộc sống, lúc đó thiền biến thành kinh nghiệm của trí tưởng tượng và đó không phải là thiền. Cái trí hữu thức và vô thức không được phép can dự vào, ngay cả tri giác sự về quy mô và vẻ đẹp của thiền cũng không; nếu làm thế thì tựa như bạn đi tìm và mua một cuốn tiểu thuyết lãng mạn vậy.

Chú tâm trọn vẹn trong thiền thì không còn nhận, còn biết, còn nhớ những gì đã xảy ra. Thời gian và tư tưởng đã hoàn toàn chấm dứt, bởi vì chúng là trung tâm làm giới hạn cái thấy. Ở ngay khoảnh khắc ánh sáng soi chiếu, tư tưởng rụi tàn và cố gắng để kinh nghiệm và hồi tưởng khoảnh khắc ấy, lúc đó, chỉ còn là danh, là từ, là gọi tên cái đã là. Và danh không bao giờ là vật thực, là thực tại. Ở ngay khoảnh khắc ấy – cái tối hậu là cái tức-thì-bây-giờ, nhưng cái tối hậu vốn không có ký hiệu, không có biểu tượng, không là của ai cả và không là của Thượng đế.

Empty

(Còn tiếp)

Phần 1: 59 điều bạn cần biết về Thiền!

Trích: Mạng lưới tư tưởng & Thiền - Krishnamurti

NXB Thời đại phát hành

 
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa