Có thể gây các tác dụng phụ buồn nôn, tiêu chảy
L–carnitine: “Người vận chuyển” chất béo
Béo phì không có nghĩa là rối loạn chuyển hoá!
Hạt quinoa - bí quyết sống thọ của con người
Có hay không tác dụng chống lão hoá của TPCN Coenzyme Q10?
Vậy sử dụng L-carnitine như thế nào và độ an toàn của hợp chất này ra sao?
Như đã giới thiệu ở phần trước, L-carnitine có lợi cho các bệnh nhân chạy thận, người bị cường giáp, động kinh; L-carnitine giúp tăng sức bền cho người bị đau tim, suy tim và làm giảm nguy cơ tử vong sớm do viêm cơ tim. Ngoài ra, việc bổ sung L–carnitine một mình hoặc kết hợp với acetyl–L–carnitine có thể cải thiện số lượng và tốc độ di chuyển của tinh trùng ở các quý ông gặp vấn đề về sinh sản.
Tuy nhiên, cũng như tất cả các chất khác, bên cạnh những lợi ích thì L-carnitine cũng ẩn chứa các tác dụng phụ. Theo các chuyên gia, L-carnitine gần như an toàn cho tất cả mọi người khi dùng bằng đường uống hoặc tiêm dưới sự đồng ý của bác sỹ. Các tác dụng phụ của L-carnitine bao gồm: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ợ nóng, tiêu chảy và co giật. Nó cũng có thể khiến cho nước tiểu, hơi thở và mồ hôi có mùi tanh khó chịu.
Liều dùng an toàn
Liều dùng an toàn của L-carnitine qua đường uống đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học:
- Đối với người trưởng thành bị thiếu L-carnitine: 990mg/ngày, chia làm 2 – 3 liều, dùng dạng viên hoặc dung dịch uống.
- Đối với người phải dùng thuốc chống động kinh acid valproic (Depacon, Depakene, Depakote, VPA) bị thiếu L-carnitine hoặc muốn dùng L-carnitine để giảm tác động của thuốc: 50 – 100mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 liều, dùng tối đa 3gr/ngày.
- Đối với người bị đau ngực và suy tim sung huyết (CHF): 1gr/ngày, chia làm hai lần.
- Sử dụng sau các cơn đau tim: 2 – 6gr/ngày.
- Đối với người bị cường giáp: 1 – 2gr/ngày, chia làm hai lần.
- Đối với nam giới vô sinh: 2gr L-carnitine uống kết hợp với 1gr L-acetyl-carnitine mỗi ngày.
L-carnitine tăng cơ hội làm cha cho các quý ông hiếm muộn
Thận trọng khi sử dụng L-carnitine đang uống các loại thuốc sau
- Acenocoumarol (Sintrom): Thuốc làm chậm quá trình đông máu. L-carnitine có thể làm tăng hiệu quả của Acenocoumarol, tuy nhiên, đây không phải là điều tốt. Việc tăng hiệu quả của Acenocoumarol sẽ khiến quá trình đông máu bị chậm quá mức. Nếu bắt buộc dùng L-carnitine, hãy trao đổi với bác sỹ về việc thay đổi liều dùng Acenocoumarol.
- Hormone tuyến giáp: L-carnitine làm giảm hoạt động của hormone tuyến giáp (được sử dụng trong các bệnh tuyến giáp).
- Thuốc chống đông máu Warfarin (Coumadin): Tương tự như với Acenocoumarol, sử dụng kết hợp Warfarin và L-carnitine sẽ làm chậm quá trình đông máu, tăng nguy cơ chảy máu và thâm tím.
Những lưu ý đặc biệt
- Cho tới nay, chưa có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn của L-carnitine đối với phụ nữ có thai. Vì thế, tốt hơn hết là các bà bầu nên tránh sử dụng L-carnitine. L-carnitine có thể an toàn đối với phụ nữ đang cho con bú nếu uống trong mức khuyến cáo. Trẻ sơ sinh cũng nhận được một lượng nhỏ L-carnitine từ sữa mẹ.
- Trẻ em có thể bổ sung L-carnitine qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tương đối an toàn trong mức khuyến cáo.
- L-carnitine có thể khiến bệnh suy giáp trở lên trầm trọng hơn. Những người đã từng bị động kinh không nên sử dụng L-carnitine vì nó có thể gây ra các cơn co giật mạnh.
*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng L-carnitine cần được tư vấn và chỉ định bởi các bác sỹ, thầy thuốc.
Phần tiếp: Vai trò của L-carnitine đối với việc giảm cân
*Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên là nhà phân phối uy tín L-cartinine
**Thông tin về nguyên liệu do nhà phân phối cung cấp. Liên hệ: http://thiennguyen.net.vn
Bình luận của bạn