L-carnitine là gì và tác dụng như thế nào?
Tăng miễn dịch cho người cao tuổi với Lactobacillus gasseri TMC0356
Bacillus clausii - trợ thủ đắc lực của hệ tiêu hóa
Atiso: Cải thiện đường tiêu hóa
"Quạt mát" gan bằng atisô
L–carnitine còn được gọi là vitamin BT, là một acid amin được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Một số người có nồng độ L–carnitine tự nhiên thấp do rối loạn di truyền, do dùng thuốc (thuốc chống động kinh acid valproic) hoặc do trải qua thủ thuật y tế như thẩm tách máu (bệnh thận). Những người này cần được bổ sung L–carnitine qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng. L–carnitine còn được sử dụng trong các chế độ ăn chay nghiêm ngặt, cho người ăn kiêng hoặc trẻ sinh non nhẹ cân.
Trong cơ thể, L–carnitine có thể biến đổi sang một thể acid amin khác gọi là acetyl–L–carnitine và propionyl–L–carnitine. Tuy nhiên, cho tới nay, khoa học vẫn chưa tìm ra lợi ích của các loại acid amin đã được biến đổi này.
L–carnitine có vai trò gì?
L–carnitine là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng cơ thể. Gọi L-carnitine là “người vận chuyển” không sai bởi chất này giúp vận chuyển các acid béo vào trong nhà máy năng lượng của tế bào. Chỉ tại nơi đây, các acid béo mới được chuyển hóa và tạo ra năng lượng giúp cho cơ thể hoạt động. Như vậy, L–carnitine đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Nếu không có L–carnitine, các acid béo không thể đến được nơi sản xuất năng lượng, khi đó, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng, còn chất béo thì trở nên thừa thãi và tích tụ lại.
Trong cơ thể, L–carnitine có thể biến đổi sang một thể acid amin khác gọi là acetyl–L–carnitine và propionyl–L–carnitine
L – carnitine có thể ứng dụng trong trường hợp nào?
Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt L–carnitine dùng để điều trị tình trạng thiếu hụt L–carnitine, gây ra bởi các rối loạn di truyền.
Hầu hết các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng L–carnitine được bổ sung qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch có thể làm tăng số lượng hồng cầu trong quá trình chạy thận nhân tạo. Việc điều trị bằng L–carnitine cho những người bị bệnh thận nặng, phải chạy thận, cũng đã được FDA thông qua.
Ngoài ra, L–carnitine có thể làm tăng sức bền và khả năng tập thể dục cho những người bị đau thắt ngực, suy tim. Ở những người bị cường chức năng tuyến giáp, L–carnitine giúp cải thiện các triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh. Nghiên cứu còn cho thấy L–carnitine làm giảm nguy cơ tử vong do viêm cơ tim.
Các nghiên cứu cho thấy bổ sung L–carnitine một mình hoặc kết hợp với acetyl–L–carnitine có thể cải thiện số lượng và tốc độ di chuyển của tinh trùng ở các quý ông gặp vấn đề về sinh sản như vô sinh, hiếm muộn.
L–carnitine còn làm giảm tác dụng phụ do thuốc chống động kinh acid valproic gây ra. Tuy nhiên, chúng có thể không cải thiện hiệu suất thể thao.
Phần 2: Tính an toàn của L–carnitine
Các tên gọi khác của L–carnitine: 3-carboxy-2-hydroxy-N,N,N-trimethyl-1-propanaminium inner salt; (3-carboxy2-hydroxypropyl) trimethylammonium hydroxide inner salt; 3-hydroxy-4-N-trimethylaminobutyrate; B-hydroxy-N-trimethyl aminobutyric aci; Beta-hydroxy-gamma-trimethylammonium butyrate; B(t) Factor; Carnitine; Carnitor; D-Carnitine; DL-Carnitine; Facteur B(t); L-3-hydroxy-4-(trimethylammonium)-butyrate; Levocarnitine; Lévocarnitine; Levocarnitine Fumurate; L-Carnitina; L-Carnitine Fumarate; L-Carnitine L-Tartrate; L-Carnitine Tartrate; (R)-(3-carboxy-2-hydroxypropyl) trimethylammonium hydroxide; (R)-3-hydroxy-4-trimethylammonio-butyrate; Vitacarn; Vitamin B(t); Vitamine B(t).
**Thông tin về nguyên liệu do nhà phân phối cung cấp. Tham khảo: http://thiennguyen.net.vn
Bình luận của bạn