Làm thế nào để biết có bị thiếu iod hay không?

Thiếu iod có thể bị bướu cổ, suy giáp

10 nguồn iod bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày

Thiếu iod ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt iod

Iod và sức khỏe tuyến giáp

TS.BS. Anthony Komaroff - Trường Y Harvard (Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi cần giải thích một chút về tuyến giáp và cách thức hoạt động của nó. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình bướm với cánh quấn quanh phía trước khí quản, bên dưới thanh quản. Tuyến này ảnh hưởng đến hoạt động của mọi tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Nó làm điều này chủ yếu bằng cách tiết ra hormone tuyến giáp. 

Tuyến giáp cần nhiên liệu để sản xuất hormone. Nhiên liệu này là iod. Nhiều người nghĩ đến iod như một chất lỏng mà bạn bôi lên vết cắt để giúp tiêu diệt vi trùng. Thực tế là iod có nhiều ứng dụng khác nữa.

Iod là một phần tự nhiên của môi trường. Iod có trong nước biển, đá và nhiều loại thực phẩm. Nó được đưa vào cơ thể chúng ta qua nhiều loại thực phẩm như bánh mì, các sản phẩm từ sữa, tôm, cá như cá tuyết, cá ngừ. Iod trong thực phẩm được hấp thu vào máu và theo máu đến tuyến giáp. Tại đó, nó sản sinh ra hormone tuyến giáp.

Bạn có hỏi về muối kosher. Hầu hết muối ăn đều chứa iod. Tuy nhiên, không có iod trong muối kosher. Nếu bạn chỉ dùng muối kosher, bạn có thể mắc các vấn đề về tuyến giáp hay không? 

Muối kosher không chứa iod

Sự thiếu hụt iod có thể dẫn đến bướu cổ. Thiếu hụt iod nặng có thể dẫn đến suy giáp - tuyến giáp không thể sản sinh đủ hormone tuyến giáp. Suy giáp có thể gây mệt mỏi, táo bón, tăng cân, nhịp tim chậm và trầm cảm. 

Ở Mỹ, sự thiếu hụt iod nói chung không phải là một vấn đề đáng quan tâm. Nhiều người Mỹ dùng muối iod. Các nhà sản xuất thực phẩm cũng thêm iod vào các sản phẩm của họ, như bánh mì và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, việc tiêu thụ iod đã giảm đáng kể từ cuối những năm 1970. 

Lý do suy giảm có thể liên quan đến việc thay đổi thói quen ăn uống. Nhiều loại muối, bao gồm cả muối kosher và muối biển, không chứa iod.Thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao, nhưng hầu hết các thực phẩm này lại không chứa muối iod. 

Dưới đây là bảng chế độ ăn theo khuyến nghị về lượng iod cần thiết hàng ngày với mỗi nhóm tuổi.

Trẻ em từ 1-8 tuổi: Cần 90 mcg

Trẻ em từ 9-13 tuổi: Cần 120 mcg

Người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên: Cần 150 mcg

Phụ nữ mang thai: Cần 250 mcg

Phụ nữ cho con bú: Cần 250 mcg


Bạn cần tiêu thụ khoảng 2gr muối iod mỗi ngày để đáp ứng theo bảng khuyến nghị này. Chỉ khi bạn không ăn hay uống các loại thực phẩm chứa iod khác, tôi chắc rằng bạn vẫn bổ sung đủ lượng iod cần thiết. 

Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc bạn sử dụng muối kosher thay vì muối iod, loại muối mà nhiều người vẫn ăn, không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho bạn. 

Nếu bạn thực sự quan tâm, hãy hỏi bác sỹ khi đi khám. Bác sỹ có thể kiểm tra tuyến giáp của bạn xem bạn có bị bướu cổ hay không. Các xét nghiệm máu đơn giản cũng có thể cho biết bạn có bị suy giáp hay không.

An An H+ (Theo askdoctork)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị